Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn tỉnh điện biên (Trang 46 - 51)

Tỉnh Điện Biên có 10 đơn vị hành chính cấp huyện (8 huyện, 1 thị xã, 1 thành phố), 129 đơn vị hành chính cấp xã (115 xã, 9 phường, 5 thị trấn); 1.441 thôn, bản, tổ dân phố; dân số của tỉnh tính đến 31/12/2020 là 618.785 người, với 19 thành phần dân tộc, trong đó dân tộc Mông 38,12%, dân tộc Thái 35,69%, dân tộc Kinh 17,38%, dân tộc Khơ Mú 3,3%, dân tộc Dao 1,11%, dân tộc Kháng 0,87%, dân tộc Lào 0,86%, dân tộc Hà Nhì 0,76%, còn lại là các dân tộc thiểu số khác. Khu vực biên giới của tỉnh có 04 huyện (Điện Biên, Mường Chà, Nậm Pồ và Mường Nhé) gồm 29 xã biên giới, 299 thôn, bản và 03 cụm dân cư (114 bản giáp biên), với tổng số 25.737 hộ/127.129 nhân khẩu gồm 16 dân tộc cùng sinh sống.

Trong những năm qua nền kinh tế Điện Biên phát triển đạt tốc độ khá, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2016-2020 ước đạt 6,82%/năm, vượt mục tiêu Nghị quyết (6,80%), trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,93%/năm; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 8,87%/năm và khu vực dịch vụ tăng 7,39%/năm. Thu nhập bình quân đầu người tính theo giá thực tế đến năm 2020 đạt 38,25 triệu đồng/người/năm (tương đương 1.732,2 USD/người/năm).

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp ước thực hiện đến năm 2020: Khu

vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 16,42%, công nghiệp - xây dựng chiếm 20,32%, dịch vụ chiếm 58,46%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 4,3%. - Tổng mức đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016 - 2020 là 50.276,99 tỷ đồng, tăng gấp 1,5 lần giai đoạn 2011- 2015.

- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2020 ước đạt 1.249 tỷ đồng tăng 1,44 lần so với năm 2015 vượt mục tiêu của Nghị quyết (1.200 tỷ đồng). Trong đó, thu nội địa ước đạt 1.196 tỷ đồng tăng 1,6 lần so với thực hiện 2015, bình quân mỗi năm tăng 10,9%, góp phần cân đối cho các nhu cầu phát sinh tại địa phương.

- Dự ước tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh GRDP (tính theo giá so sánh) đạt 11.765.280 tỷ đồng, tăng 1,82% so với năm 2019, đạt 96,73% kế hoạch. Trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp thủy sản tăng 0,37%; công nghiệp - xây dựng tăng 3,88%; dịch vụ tăng 1,42%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp tăng 3,18% so với năm 2019. - Cơ cấu kinh tế: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 18,76%, tăng 1,52%; công nghiệp - xây dựng chiếm 19,10%, tăng 0,09%; dịch vụ chiếm 57,64% giảm 1,67%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp chiếm 4,50 tăng 0,06% (so với năm 2019). GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) ước đạt 33,47 triệu đồng/người/năm, tăng 3,43% so với thực hiện năm 2019, vượt 1,33% kế hoạch.

Đời sống nhân dân đã từng bước được cải thiện:

- Hệ thống giáo dục và đào tạo đã phát triển mạnh mẽ, các ngành học, bậc học phát triển nhanh về quy mô và chất lượng

- Công tác xã hội hóa y tế, mạng lưới y tế được củng cố, phát triển từ tỉnh đến cơ sở; chất lượng đội ngũ cán bộ y tế được nâng lên; công tác bảo, vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân được thực hiện có hiệu quả, thể hiện như Chất lượng khám, chữa bệnh có chuyển biến tiến bộ, nhất là khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách; bảo hiểm y tế toàn dân đạt 98,8%. Đã kiểm soát, khống chế thành công các ổ dịch trên địa bàn, không để dịch lớn xảy ra

- Công tác xã hội hoá hoạt động văn hoá, thể thao tiếp tục được đẩy mạnh; hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao ngoài công lập phát triển với những loại hình và các phương thức hoạt động mới, đa dạng, phong phú, đã có nhiều đổi mới phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.

- An ninh, quốc phòng được đảm bảo; trật tự, an toàn xã hội được giữ vững đáp ứng được những yêu cầu trong tình hình mới

- Hợp tác đối ngoại ngày càng được mở rộng, tích cực vận động tài trợ và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ, chủ động tìm kiếm kêu gọi các đối tác hợp tác sản xuất kinh doanh, triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh.

Để thấy rõ hơn nữa tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên những năm vừa qua được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên năm 2016 - 2020

TT Chi tiêu

1 Tốc độ tăng GRDP

2 Quy mô GRDP theo giá hiện hành

3 GRDP bình quân đầu người

4 Cơ cấu kinh tế

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản

- Công nghiệp, xây dựng

- Dịch vụ

- Thuế, trợ cấp sản phẩm

5 Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn

6 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn

- Xuất khẩu

- Nhập khẩu

7 Thu ngân sách địa phương

- Trong đó: Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn

+ Trong đó thu nội địa

Trong đó:

Thu từ tiền sử dụng đất Thu từ xổ số kiến thiết

- Thu ngân sách địa phương hưởng theo phân cấp

Trong đó:

+ Thu ngân sách địa phương hưởng 100%

+

Thu ngân sách địa phương hưởng từ các khoản theo

phân chia

8 Chi ngân sách địa phương

- Tổng chi cân đối ngân sách địa phương

+

Chi thường xuyên (bao gồm chi cải cách tiền lương,

tinh giản biên chế)

9 Bội thu/Bội chi ngân sách địa phương

10 Thứ hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)

11

Thứ hạng chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính

công cấp tỉnh (PAPI)

12 Số doanh nghiệp đang hoạt động và kê khai thuế đến cuối kỳ báo cáo

13 Về đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Số dự án còn hiệu lực lũy kế đến cuối kỳ báo cáo

- Vốn đầu tư thực hiện

- Vốn đăng ký

14 Dân số

15 Mật độ dân số

16 Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên

17

Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc so

với tổng dân số

18 Tỷ lệ lao động qua đào tạo

19

Tỷ lệ rác thải sinh hoạt (ở đô thị và nông thôn)

được thu gom và xử lý

20 Số xã đạt chuẩn nông thôn mới 21 Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới

22

Tỷ lệ số huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ

xây dựng nông thôn mới 23 Hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều

- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều - Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Điện Biên 2020

Nhìn vào bảng 2.1, tốc độ tăng trưởng GDRP giai đoạn 2016 - 2020 còn thiếu bền vững, chưa đạt được kế hoạch đề ra.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế có những bước tiến mới trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa: giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tập trung vào một số lĩnh vực then chốt như sản xuất vật liệu xây dựng, thủy điện, khai thác khoáng sản, …

Tổng sản lượng lương thực trong thời gian qua ước đạt 1.309.087 tấn, đạt 102,59% kế hoạch, trong đó sản lượng thóc đạt 915.062 tấn, đạt 102,86% kế hoạch; ngô đạt 394.025 tấn, đạt 101,88% kế hoạch. Giai đoạn 2016-2020, sản lượng cà phê nhân ước đạt 22.345 tấn, đạt 46,74% kế hoạch, sản lượng mủ cao su ước đạt 6.775 tấn, đạt 66,66% kế hoạch, sản lượng chè búp ước đạt 373 tấn; diện tích trồng mắc ca toàn tỉnh ước đạt 3.229 ha, đạt 311,39% kế hoạch.

Sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 13.002,2 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân đạt 7,79%/năm. Trong đó, năm 2020 ước đạt 3.250 tỷ đồng, tăng 1,43 lần so với năm 2015; tập trung chủ yếu vào các ngành có tiềm năng, lợi thế như: thủy điện, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông lâm sản. Bên cạnh đó, tiếp tục duy trì, khôi phục và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống (dệt, may trang phục thổ cẩm, mây tre đan, đồ gỗ mỹ nghệ...); đến nay, trên địa bàn tỉnh có 07 làng nghề, trên 2.600 cơ sở kinh tế cá thể và hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp.

Trong giai đoạn 5 năm từ 2016 - 2020 tỉnh Điện Biên đã có 1219 doanh nghiệp đang hoạt động và kê khai thuế và dự kiến đên năm 2020 - 2025 là 1650 doanh nghiệp, tăng 413 doanh nghiệp.

Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn có mức tăng trưởng khá trong đó: Tổng thu ngân sách trên địa bàn giai đoạn 2016 - 2020 trung bình hàng năm ước đạt 53.121 tỷ đồng , chỉ tính riêng khoản thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 5869 tỷ đồng.

Cơ sở hạ tầng đã có những bước phát triển tích cực, tập trung nguồn lực đầu tư công vào các chương trình quốc gia, dự án trọng điểm, đặc biệt là dự án nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Điện Biên và Đề án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ đến năm 2030. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có những bước phát triển tích cực so với giai đoạn trước, tuy nhiên vẫn tồn tại một số công trình chất lượng thấp, tình trạng giải ngân còn chậm dẫn đến chậm tiến độ thi công nhiều công trình.

Công tác xóa đói giảm nghèo có chiều hướng tích cực trong đó tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm từ 44,94% đầu năm 2016 ước xuống còn 30,7% năm 2020, bình quân

hàng năm giảm 3,43 điểm %; bên cạnh đó, tỷ lệ hộ nghèo là người đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 60,80% đầu năm 2016 xuống còn 42,80% năm 2019 và ước giảm xuống còn 38,80 năm 2020. Ước tính trong giai đoạn 2016-2020 tỉnh đã huy động lồng ghép được khoảng 7.500 tỷ đồng cho thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn tỉnh điện biên (Trang 46 - 51)

w