Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn tỉnh điện biên (Trang 42 - 45)

Điện Biên có các nhóm đất chính là: nhóm đất phù sa, nhóm đất đen, nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi. Những loại đất này rất phù hợp để phát triển các loại cây lương thực, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng.

Tổng diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh là 108.158 ha, chiếm 11,32% diện tích đất tự nhiên; trong đó diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 309.765 ha (chiếm 34,42%), diện tích đất chuyên dùng 6.053 ha (chiếm 0,68%). Ngoài ra, Điện Biên còn có 528.370 ha đất chưa sử dụng, chiếm 55,3% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đo chủ yếu là đất đồi núi (96,9%).

*Tài nguyên rừng

Hiện này, toàn tỉnh có 350.854,79 ha rừng, đạt tỷ lệ che phủ hơn 37%. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý hiếm, giá trị kinh tế cao như: lát, chó chỉ, nghiến, táu, pơmu… Ngoài ra, còn có các loại cây đặc sản khác như cánh kiến đỏ, song mây… Không chỉ có nhiều loại thực vật quý hiếm, rừng Điện Biên còn có 61 loài thú, 270 loài chim, 27 động vật lưỡng cư, 25 loài bò sát, 50 loài cá đang sinh sống. Trong những năm gần đây, do nạn đốt rừng và săn bắt chim thú tự do nên lượng chim thú quý trong rừng ngày càng giảm, một số loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.

*Tài nguyên khoáng sản

Điện Biên không có nhiều loại khoáng sản, tuy nhiên qua điều tra sợ bộ trên địa bàn tỉnh vẫn có một số loại khoáng sản chính như than đá, đá đen, vàng, cát, sỏi và các loại vật liệu xây dựng khác… Hiện, mỏ than mỡ Thanh An có trữ lượng khoảng 156.000 tấn; mỏ cao lanh ở Huổi Phạ trữ lượng khoảng 51.000 tấn; mỏ đá xây dựng ởTây Trang; vàng sa khoáng ở thượng nguồn sông Đà; nước khoáng Mường Luân… Tuy các mỏ này có trữ lượng không lớn, nhưng đây là nguồn lực khá quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp - tiểu thủ công ở địa phương.

*Tiềm năng du lịch

Điện Biên là tỉnh giàu tiềm năng du lịch, đặc biệt là lĩnh vực văn hóa - lịch sử. Nổi bật nhất là hàng loại các khu di tích lịch sử gắn với công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc như: Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Mường Phăng; các cứ điểm Him Lam, Bản kéo, Độc lập; Các đồi A1, C1, D1, E1, … Bên cạnh đó, được thiên nhiên ưu đãi với địa hình đa dạng, nhiều sông, hồ và những cảnh quan đẹp... đã tạo nên các vùng sinh thái tự nhiên phong phú phù hợp phục vụ và phát triển du lịch như: Hồ Pá Khoang, khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, rừng Mường Phăng, động Pa Thơm, ...

Đặc biệt Điện Biên có tiềm năng văn hóa phi vật thể, với một nền văn hóa đa dân tộc có ý nghĩa rất lớn đối với du lịch (tại Điện Biên có 19 dân tộc anh em chung

sống, điển hình là dân tộc Thái, H’Mông). Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa đặc trưng riêng, những phong tục tập quán trong sản xuất, sinh hoạt và trong tín ngưỡng, hội hè của mỗi dân tộc, cùng với những món ăn đặc sản mang đậm nét của vùng cao Tây Bắc...

Đây là những tiềm năng quý để khai thác và phát triển dịch vụ du lịch, đặc biệt đối với du khách quốc tế

Ngoài các tiềm năng du lịch trong nội tỉnh, với vị trí địa lý khá đặc biệt, Điện Biên có thể mở rộng liên kết với các địa phương trong vùng và cả nước, đặc biệt là liên kết các tuyến du lịch quốc tế. Hiện các Công ty du lịch của các tỉnh trong khu vực đã có các cuộc khảo sát cho các tuyến: Vân Nam - Điện Biên - Luông Pha Bang - Phoong Sa Ly; Điện Biên - Luông Pha Bang - tỉnh Nan; U Đôm Xay - Điện Biên - Hạ Long - Hà Tĩnh; Vân Nam - Sa Pa - Điện Biên - Hạ Long...

*Tiềm năng thủy điện

Nguồn nước ở Điện Biên rất phong phú với ba hệ thống sông lớn đi qua tỉnh là sông Đà, sông Mã và sông Mê Công. Sông ngòi trong tỉnh thường có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh – đặc biệt là các sông thuộc hệ thống sông Đà và sông Nậm Rốm – nên có tiềm năng phát triển thủy điện. Chất lượng nước tương đối cao, ít bị ô nhiễm.

Điện Biên là tỉnh có địa hình chia cắt, sông suối nhiều và có độ chênh lệch lớn về dòng chảy, tạo ra thủy năng mạnh, thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp thủy điện vừa và nhỏ. Toàn tỉnh có 41 dự án thủy điện vừa và nhỏ, với tổng công suất lắp máy là 457,2MW, trong đó 7 nhà máy thủy điện đang vận hành, khai thác có công suất 110,1MW, với tổng sản lượng điện hàng năm đạt 275.420KWh.

Hình 2.1: Nhà máy phát điện Thủy điện Nà Lơi

Nguồn: Cổng TTĐT tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn tỉnh điện biên (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w