Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ODA

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn tỉnh điện biên (Trang 32 - 34)

1.2.2.1. Nhân tố khách quan

Tình hình kinh tế, chính trị ở quốc gia tài trợ: Các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, tổng thu nhập quốc dân, lạm phát, thất nghiệp hay những thay đổi chính trị ở một quốc gia có tác động đến các hoạt động hỗ trợ phát triển cho các quốc gia khác. Chẳng hạn, các quốc gia đang cung cấp ODA, do nền kinh tế gặp khủng hoảng, tỷ lệ thất nghiệp tăng hoặc có sự thay đổi về thể chế… có thể giảm hoặc ngừng mức cam kết ODA với các quốc gia nhận tài trợ.

Các chính sách, quy chế của Nhà tài trợ: Nhìn chung, mỗi nhà tài trợ đều có chính sách và thủ tục riêng đòi hỏi các quốc gia tiếp nhận viện trợ phải tuân thủ khi thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA của họ. Các thủ tục này thường khác nhau ở một số lĩnh vực như xây dựng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, các thủ tục về đấu thầu, các thủ tục về giải ngân hay chế độ báo cáo định kỳ… Các thủ tục này có thể khiến cho nhiều quốc gia tiếp nhận viện trợ lúng túng trong quá trình thực hiện dự án, gây tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng ODA như: tiến độ các chương trình dự án bị đình trệ, kéo dài hơn so với dự kiến, giảm hiệu quả đầu tư. Vì vậy, việc hiểu biết và thực hiện đúng các chủ trương, hướng dẫn và quy định của từng Nhà tài trợ là một điều vô cùng cần thiết đối với các quốc gia tiếp nhận viện trợ.

Môi trường cạnh tranh: Trong thời gian gần đây, tổng lượng ODA trên thế giới đang có chiều hướng suy giảm, trong khi đó nhu cầu ODA của các nước đang phát triển tăng liên tục, nhất là sau các cuộc khủng hoảng kinh tế, các cuộc xung đột vũ trang khu vực và mới đây nhất là đại dịch COVID-19. Vì vậy, trên thế giới đang diễn ra cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các nước đang phát triển để tranh thủ nguồn vốn ODA. Do đó, để thu hút được nguồn vốn ODA trong thời gian tới đòi hỏi các quốc gia tiếp nhận viện trợ phải không ngừng nâng cao hơn nữa trình độ kinh nghiệm và

năng lực của mình trong công tác quản lý, điều phối và thực hiện các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn này.

Sự phù hợp giữa các chương trình hỗ trợ của nhà tài trợ với chiến lược, kế hoạch và mục tiêu của nước tiếp nhận: Mỗi nhà tài trợ khi tham gia vào quan hệ

hợp tác dưới hình thức hỗ trợ phát triển đều có mục tiêu, mục đích tài trợ riêng. Do vậy, chiến lược phù hợp với chương trình, hoạt động của nhà tài trợ chính là điều kiện tiền để để tiến tới quan hệ hợp tác giữa hai bên. Chẳng hạn, các nước Bắc Âu thường chú trọng đến vấn đề môi trường do đó nguồn cung cấp vốn ODA tập trung vào các lĩnh vực như thoát nước, xử lý rác thải; các tổ chức tài chính quốc tế lớn như WB, ADB đều tập trung vào hỗ trợ phát triển hạ tầng như giao thông, năng lượng và phát triển đô thị. Trong khi đó, nhiều quốc gia tài trợ với mục đích tăng cường hợp tác song phương như Nhật, Hàn Quốc.

1.2.2.2. Nhân tố chủ quan

Thông thường các nhà tài trợ đầu tư vốn ODA vào các nước có mối quan hệ chính trị tốt và sử dụng nguồn vốn ODA có hiệu quả. Vì vậy, các nhân tố kinh tế chính trị của nước nhận tài trợ có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA. Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA bao gồm:

Tình hình kinh tế, chính trị ở quốc gia tiếp nhận viện trợ: Trong môi trường

này, các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, tổng thu nhập quốc dân, lạm phát, thất nghiệp, cơ chế quản lý kinh tế, sự ổn định chính trị… sẽ có những tác động trực tiếp đến quá trình thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA. Ví dụ, ở các quốc gia có cơ chế quản lý kinh tế tốt, viện trợ tương đương 1% GDP có thể dẫn đến mức tăng trưởng bền vững tương đương 0,5% GDP. Vì vậy, ổn định về mặt chính trị, tăng trưởng kinh tế là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng để các nhà tài trợ đi đến quyết định viện trợ.

Quy trình và thủ tục của nước tiếp nhận viện trợ: Đây là nhân tố quan trọng

nhất ảnh hưởng rõ nét nhất tới hoạt động thu hút và hiệu quả sử dụng vốn ODA. Ở những quốc gia có quy trình và thủ tục thông thoáng, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về ODA ổn định và phù hợp với thông lệ quốc tế, có hiệu lực thi hành cao, … tạo thuận lợi cho công tác thực hiện các chương trình, dự án ODA triển khai đúng tiến độ và phát huy tốt nhất, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn này.

Năng lực của cán bộ hoạt động trong lĩnh vực thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA: Năng lực của các cán bộ thực hiện chương trình, dự án ODA cũng là một nhân

tố ảnh hưởng không nhỏ tác động tới công tác thu hút và sử dụng ODA. Các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực thu hút và sử dụng vốn ODA cần phải có năng lực về đàm phán, ký kết các điều ước cụ thể, triển khai thực hiện, quản lý nguồn vốn… Điều này đòi hỏi các cán bộ phải có kiến thức chuyên môn về pháp luật, kinh tế, kỹ thuật, ngoại ngữ. Bởi vì trên thực tế, các hoạt động thực hiện dự án vừa phải tuân thủ các quy định, hướng dẫn của Nhà tài trợ. Ngoài năng lực công tác chuyên môn, các cán bộ quản lý dự án nhất thiết phải có phẩm chất trung thực, khách quan và có khả năng chịu đựng áp lực trong công việc. Nếu năng lực quản lý kém, không chuyên nghiệp hoặc kỹ năng đàm phán chưa cao có thể dẫn đến giảm hiệu quả dự án, thời gian thực hiện kéo dài.

Năng lực tài chính của các nước tiếp nhận viện trợ ODA: Đối với các

chương trình, dự án ODA, để tiếp nhận 1 USD vốn viện trợ thì các nước tiếp nhận phải có ít nhất khoảng 15% vốn đối ứng (0,15 USD). Ngoài ra, cũng cần một lượng vốn ban đầu nhất định từ ngân sách cho công tác chuẩn bị các chương trình, dự án. Vì vậy, để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA các quốc gia tiếp nhận vốn phải biết tăng cường và phát huy năng lực tài chính tự có.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn tỉnh điện biên (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w