Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn tỉnh điện biên (Trang 39 - 40)

Quảng Bình là một tỉnh thuộc duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ, Việt Nam, phía Bắc giáp Hà Tĩnh, phía Nam giáp Quảng Trị, phía Tây giáp Lào, phía Đông giáp Biển Đông. Tỉnh Quảng Bình cách thủ đô Hà Nội 500km về phía Bắc và cách Đà Nẵng 267km về phía Nam theo quốc lộ 1A, là đầu mối giao thông nằm ở trung điểm và nơi hẹp nhất của Việt Nam với khoảng cách chưa đến 50km từ mép biển Đông đến biên giới Việt - Lào. Giao thông đường thủy có cảng Hòn La, ngoài ra còn có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh. Giao thông đường hàng không có sân bay Đồng Hới đồng thời có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua. Với vị trí thuận lợi, Quảng Bình có nhiều thuận lợi trong liên kết, giao thương hàng hóa, công nghệ, lao động kỹ thuật, ...

Quảng Bình có hạ tầng tương đối hoàn chỉnh với hệ thống giao thông đối ngoại đã và đang được đầu tư hiện đại là những tuyến chính gắn kết quan hệ của Quảng Bình với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế. Đến nay, 98,7% xã phường có điện, trên 97% hộ dân cư dùng điện lưới quốc gia, 100% xã phường có đường ô tô đến trung tâm xã.

Tuy là một tỉnh nhỏ nhưng với tầm nhìn chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình nói chung và nền công nghiệp Quảng Bình nói riêng có những bước phát triển vượt bậc: Một số dự án đến nay vẫn duy trì bền bững chất lượng công

trình và vận hành tốt như: Chương trình nước sạch UNICEF; Dự án Thủy lợi Thượng Mỹ Trung (ADB); Dự án phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo tỉnh Quảng Bình (IFAD); Dự án bảo tồn tài nguyên thiên nhiên khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng (KFW-Đức), … Bên cạnh đó, những dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp đã đưa vào sử dụng phát huy kết quả, tạo thêm tư liệu sản xuất, ổn định và tăng năng lực sản xuất, năng suất, thu nhập, phát triển kinh tế hộ một cách ổn định, bền vững, tạo sinh kế bền vững cho người dân. Dự án lĩnh vực giao thông được triển khai phù hợp với chiến lược phát triển giao thông Việt Nam đã tăng tính kết nối và bền vững của hệ thống giao thông dân sinh trên các tuyến đường giao thông nông thôn, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh triển khai đang thực hiện 13 dự án ODA với tổng vốn đầu tư 207.600 triệu USD, trong đó vốn ODA 164.792 triệu USD và vốn đối ứng 42.8007 triệu USD nhiều gấp 2 lần tổng vốn đầu tư vào Điện Biên giai đoạn 2016 - 2020. Đã cho thấy, để đạt được kết quả như vậy, tỉnh Quảng Bình đã có nhiều nỗ lực và có nhiều các công cục, chính sách thu hút ODA rất hiệu quả như chiến lược hợp tác tốt, xây dựng tốt các dự án, cơ chế điều phối và thực hiện tốt cơ chế giám sát và theo dõi chặt chẽ.

Tỉnh Quảng Bình có khá nhiều nét tương đồng với tỉnh Điện Biên, đều có diện tích tự nhiên < 10.000 km2, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 500 km, là nơi hội tụ nhiều nền văn hóa kết tinh nhiều giá trị văn hóa vật chất và tinh thần độc đáo. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2016- 2020 đều đạt trên 6% (Điện Biên đạt 6,83%, Quảng Bình đạt 6,13%). Hai tỉnh Điện Biên và Quảng Bình đều có chung đường biên giới với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, có cửa khẩu quốc tế, đều là tỉnh có vị trí địa lý chính trị, quân sự và kinh tế quan trọng, có nhiều di tích lịch sử văn hóa, có các trục giao thông huyết mạch.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn tỉnh điện biên (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w