Giải pháp về thể chế chính sách

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn tỉnh điện biên (Trang 98 - 99)

*Hoàn thiện về khung pháp lý

- Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, Nhà nước, các Bộ, ngành cần sớm hoàn thiện về khung pháp lý để giảm thiểu sự thiếu đồng bộ, chưa nhất quán, thậm chí có nhiều điểm chồng chéo, mâu thuẫn, chưa phù hợp với các thông lệ quốc tế nhằm tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn triển khai Nghị định số 16/2016/NĐ-CP và Nghị định số 132/2018/NĐ-CP về quản lý và sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi, đồng thời đảm bảo tính khả thi ngay khi ban hành.

- Cần bổ sung các văn bản phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và mối quan hệ giữa các ngành, đơn vị, các cấp; giữa tỉnh các huyện, thành phố; giữa huyện và xã để từ đó nâng cao trách nhiệm của các ngành các cấp trong xử lý công việc, để công việc được giải quyết nhanh chóng, thuận tiện, bổ sung các quy định, quy chế hoạt động của các cơ quan nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.

- Công khai hóa quy trình, thủ tục quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ nước ngoài, phối hợp với các nhà tài trợ trong việc chia sẻ thông tin về chính sách, những lĩnh vực, địa bàn ưu tiên, điều kiện cung cấp ODA và vốn vay ưu đãi đối với tỉnh.

- Hiện nay tỉnh Điện Biên chưa thực sự có chính sách riêng để thu hút ODA. Vì vậy cần phải nhanh chóng xác lập một quy chế thống nhất, ban hành các định hướng cho từng giai đoạn về thu hút, quản lý và sử dụng ODA. Trong đó xem xét đến việc xác định rõ cơ quan đầu mối quản lý Nhà nước về ODA. Đồng thời, quy chế cũng cần phải làm rõ quy trình, trách nhiệm, quy trình thực hiện một dự án ODA, chế độ

giám sát, đánh giá, báo cáo của các bộ phận liên quan đến chương trình, dự án ODA. Một vấn đề nữa không thể thiếu đó chính là chế tài trong việc thực hiện quy chế mà tỉnh đã ban hành khi có những vi phạm

- Cần có các chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại các vùng khó khăn, hỗ trợ chủ đầu tư trong việc giảm chi phí xây dựng và triển khai dự án như giảm thuế, miễn thuế nhập khẩu vật tư, nguyên vật liệu, …

*Hoàn thiện về chính sách đất đai, giải phóng mặt bằng

Tỉnh cũng cần đặc biệt quan tâm đến các cơ chế, chính sách về vấn đề đất đai cụ thể như:

- Thực hiện tốt các quy định của Luật Đất đai và các văn bản Nghị định, Thông tư hướng dẫn về đất đai. Đẩy nhanh việc quy hoạch sử dụng đất toàn tỉnh, các huyện và các xã nhằm phục vụ tốt hơn, kịp thời cho phát triển kinh tế xã hội của các vùng trong tỉnh và thu hút các dự án đầu tư.

- Tập trung chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, xây dựng các khu tái định cư. Bảo đảm các chương trình, dự án khởi công và hoàn thành theo đúng tiến độ đã được thỏa thuận với nhà tài trợ.

- Thực hiện tốt các văn bản luật và các văn bản hướng dẫn dưới luật, đặc biệt tập trung làm tốt công tác quy hoạch, chuyển mục đích sử dụng đất, khắc phục cơ bản tình trạng dự án chờ đất, giải quyết nhanh chóng các thủ tục về giao đất, cho thuê đất, các dịch vụ về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

- Xây dựng khung giá đất phù hợp với thị trường và thực tế khả năng của địa phương.

- Trong việc chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện cần gắn trách nhiệm việc gây ách tắc, chậm tiến độ đầu tư xây dựng vì lý do giải phóng mặt bằng với chính quyền cấp huyện, thành phố, cấp cơ sở. Cần phải quyết liệt, nỗ lực mạnh mẽ, dứt điểm trong công tác giải phóng mặt bằng và coi đó là những nỗ lực là những tiêu chí để đánh giá năng lực lãnh đạo của các cấp, các ngành trong cải thiện môi trường hành chính.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn tỉnh điện biên (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w