Theo ngành, lĩnh vực

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn tỉnh điện biên (Trang 62 - 66)

Bảng 2.5: Phân bổ số lượng chương trình, dự án theo ngành, lĩnh vực và quy mô vốn ODA trong giao đoạn 2016 - 2020

Đơn vị: Triệu VNĐ

Ngành, lĩnh vực

Nông nghiệp và PTNT kết hợp xóa đói giảm nghèo

Y tế

Môi trường

Giao thông vận tải Năng lượng

Giáo dục và Đào tạo Công nghiệp

Quốc phòng, An ninh

Quản lý nhà nước, thể chế, chính sách Các ngành khác

Tổng

Nguồn: Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Điện Biên

Tính đến năm 2020 ODA đưa vào thực hiện ở tỉnh Điện Biên khoảng trên 2.315.863 triệu đồng tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, xoá đói giảm nghèo; phát triển y tế, giáo dục và đào tạo ở tất cả các bậc học, phát triển giao thông nông thôn, tăng cường hệ thống lưới điện đến các cụm xã, bản, hệ thống đường giao thông liên huyện, liên xã được đầu tư... Trong đó:

- Nông nghiệp và PTNT kết hợp xóa đói giảm nghèo: Số vốn đã ký kết đạt 681.400 triệu đồng (chiếm 29,4% ODA tỉnh đã ký kết, thụ hưởng). Lĩnh vực này chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các ngành, lĩnh vực sử dụng ODA của tỉnh. Trong lĩnh vực này quy mô của các chương trình, dự án là đa dạng với những dự án có thời gian hoạt động dài và quy mô lớn như: Dự án hạ tầng nông thôn vùng rừng đầu nguồn Tây Bắc sử dụng quỹ của Chính phủ Nhật Bản (Quỹ đối tác 2KR), Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía bắc giai đoạn II tỉnh Điện Biên,…

- Phát triển đô thị là lĩnh vực thu hút được ODA nhiều thứ 2 toàn tỉnh (526.805 triệu đồng, chiếm 23,17%) với các dự án: Chương trình Đô thị miền núi phía Bắc, Dự án Hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nươc thải thành phố Điện Biên Phủ, Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn vay vốn ngân hàng Thế giới giai đoạn 2016 - 2020. Đã cải thiện đáng kể những hạn

chế về cơ sở hạ tầng của thành phố Điện Biên Phủ, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, hạn chế tình trạng ngập úng tại khu vực nội thành của thành phố Điện Biên Phủ, từng bước giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt gây ra.

- Lĩnh vực y tế cũng là lĩnh vực được tỉnh đặc biệt chú trọng thu hút đầu tư với tổng vốn đã ký kết là 298.180 triệu đồng, chiếm 13% ODA toàn tỉnh gồm các dự án: Dự án "Nâng cao năng lực phòng chống HIV/AIDS khu vực tiểu vùng Mê công mở rộng" tỉnh Điện Biên, Dự án phòng chống HIV/AIDS do Quỹ Toàn cầu phòng chống HIV/AIDS, Lao và sốt rét tài trợ, Dự án “Tăng cường phòng chống sốt rét (PCSR) dựa vào cộng đồng tập trung vào các nhóm có nguy cơ cao, nâng cao năng lực và tính bền vững của chương trình PCSR Quốc gia giai đoạn 2016 - 2017 do Quỹ Toàn cầu phòng chống HIV/AIDS, Lao và sốt rét tài trợ, Dự án "Sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ sốt rét kháng thuốc Artemisinin giai đoạn 2018 - 2020" do Quỹ Toàn cầu phòng chống HIV/AIDS, Lao và sốt rét tài trợ, Dự án An ninh y tế khu vực Mê Công mở rộng, Dự án Hỗ trợ hệ thống y tế do Quỹ Toàn cầu phòng chống HIV/AIDS, Lao và sốt rét tài trợ. Các dự án đã mang lại cho nhân dân tỉnh Điện Biên được tiếp cận với những dịch vụ y tế mới, người dân nghèo được tham gia khám chữa bệnh, ...

- Lĩnh vực giao thông vận tải (chiếm 12,32%) sử dụng ODA của tỉnh thu hút là các dự án xây dựng đường giao thông cho các xã khó khăn của tỉnh, chưa có đường giao thông. Ưu tiên thu hút ODA cho giao thông, vì Điện Biên là một tỉnh có vị trí địa lý, địa bàn hiểm trở, giao thông đi lại vô cùng khó khăn, khoảng cách giữa các xã trong huyện xa nhau. Việc thu hút ODA tạo điều kiện cho nhân dân phát triển sản xuất, giao lưu trao đổi hàng hóa tiếp cận với các dịch vụ công cộng, góp phần xóa đói giảm nghèo thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

- Môi trường cũng là lĩnh vực thu hút được nhiều ODA (chiếm 12,35%). Các chương trình, dự án ODA đã cải thiện được tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt gây ra, chất thải rắn y tế phát sinh từ bệnh viện, ...

- Lĩnh vực điện, năng lượng tính đến thời điểm này ODA đã ký kết chiếm khoảng 5%. Các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực này chủ yếu tập trung vào việc xây dựng hệ thống điện lưới nông thôn, giúp cho nhân dân tỉnh Điện Biên nhanh chóng được sử dụng điện, tăng số lượng người dân được sử dụng điện của tỉnh lên cao.

- Lĩnh vực giáo dục và đào tạo (chiếm 4,8%) với các dự án phát triển giáo dục các cấp, các khu vực khó khăn đã giúp cho tỉnh Điện Biên xây dựng được cơ sở vật

chất cho các trường Trung học phổ thông, giúp tăng cường trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh giúp nâng cao trình độ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn tỉnh điện biên (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w