Môi trường pháp lý

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn tỉnh điện biên (Trang 45 - 46)

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách toàn diện và đồng bộ cho các tỉnh miền núi, thông qua nhiều chương trình, dự án, nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa người dân ở vùng dân tộc, các vùng miền trên cả nước, nên tổng nguồn vốn ODA hàng năm của tỉnh Điện Biên vẫn được duy trì tăng, có vai trò quan trọng trong việc tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường tiềm lực kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng đáng kể năng lực sản xuất mới. Tỉnh xác định nguồn vốn ODA cần được sử dụng một cách chiến lược và cẩn trọng hơn để thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế do vậy tỉnh không ban hành quy định riêng mà thống nhất áp dụng các quy định của Chính phủ như: Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2016 và Nghị định số 132/2018/NĐ- CP ngày 01 tháng 10 năm 2018 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2020 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài... đồng thời ban hành các giải pháp đồng bộ về kiện toàn tổ chức, tăng cường năng lực quản lý và thực hiện nguồn vốn ODA nhằm sử dụng có nguồn vốn.

Công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ODA của các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng, tạo chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận như: số lượng dự án hoàn thành đúng tiến độ tăng khá, kịp thời đưa vào phục vụ phát triển sản xuất, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, quốc phòng an ninh được

giữ vững, quan hệ đối ngoại được mở rộng; góp phần khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản.

Công tác đơn giản hóa hành chính trong thẩm định dự án ODA được quan tâm, giảm bớt giấy tờ, rút ngắn thời gian. UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành cơ chế một cửa liên thông đối với tất cả các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, để thực hiện các thủ tục đầu tư nhanh chóng, minh bạch, hiệu quả. Bên cạnh đó, tỉnh Điện Biên cũng tập trung cải thiện tính minh bạch và tiếp cận thông tin trong điều hành của chính quyền các cấp, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện các quy định của Nhà nước nói chung và của tỉnh nói riêng.

Chính sách phòng chống tham nhũng: Xác định tình trạng tham nhũng sẽ đem đến những ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển nền kinh tế và xã hội của Điện Biên, đặc biệt là ảnh hưởng mạnh đến môi trường đầu tư, thu hút ODA. Để làm minh bạch và trong sạch môi trường đầu tư, gần đây tỉnh Điện Biên đã đưa ra các quy định và biện pháp để từng bước loại trừ tình trạng tham nhũng như: thành lập ban chỉ đạo chống tham nhũng, quy định các Sở, Ban ngành phải có báo cáo định kỳ về việc điều tra phát hiện và xử lý tham nhũng tại cơ quan đó, công khai các thông tin tham nhũng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn tỉnh điện biên (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w