- Về kinh tế: Chăm Pa Sắc là trung tâm quan trọng trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội của các tỉnh miền Nam, có lợi thế thu hút vốn đầu tư vào phát triển kinh tế - xã hội vùng miền Nam.
Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng với cơ chế, chính sách đúng đắn đã tạo ra nhiều ưu thế để Chăm Pa Sắc phát triển kinh tế đạt được nhịp độ tăng trưởng khá và
liên tục, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là: 10.2 % là một kết quả đáng khích lệ.
Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Chăm Pa Sắc qua các năm
Đơn vị tính: % Năm Chỉ tiêu 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 GDP 10.5 11.1 10.2 10.3 10.6 Nông nghiệp 50,4 54,3 51,8 46,0 42,8 Công nghiệp 16,9 18,7 15,7 23,4 26,4 Dịch vụ 25,2 26,9 32,5 30,5 30,5
Nguồn: Niên giám thống kê Chăm Pa Sắc
Phân tích về mặt kinh tế qua các năm trong giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ VI (2006 - 2010) và thứ VII (2011-2016) cho ta thấy kinh tế tỉnh Chăm Pa Sắc ở trạng thái ổn định và tăng trưởng liên tục, là cơ sở để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ, nông nghiệp và cơng nghiệp. Trong đó FDI đóng vai trị quan trọng trong quá trình tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Việc phát triển kinh tế của tỉnh Chăm Pa Sắc trong những năm gần đây có bước phát triển đáng kể. Năm 2000 thu nhập bình qn tính theo đầu người là234USD/người, năm 2005 là 445USD/người, năm 2007 là 730USD/người, năm 2009 là 1.029 USD/ người và đến 6 tháng đầu năm 2010 là 1.097 USD/người. Cơ cấu kinh tế có bước phát triển theo hướng tích cực năm 2005 tỷ trọng các ngành kinh tế là: nông nghiệp chiếm 51,2%, công nghiệp chiếm 23,7%, dịch vụ chiếm 25,1%, năm 2008 nông nghiệp chiếm 45,6%, công nghiệp chiếm 26%, dịch vụ chiếm 28,4% và đến 6 tháng đầu năm 2010 là: nông nghiệp chiếm 42,1%, công nghiệp chiếm 27,7% và dịch vụ chiếm 30,2% [2, tr. 2].
Mặc dù kinh tế có sự phát triển, thu nhập bình qn tương đối cao, tốc độ tăng trưởng khá và liên tục, và là một trong nhóm các tỉnh có kinh tế - xã hội phát triển, nhưng trong địa bàn vẫn cịn có gia đình nghèo và hàng năm phấn đấu giải quyết việc làm cho 1.817 lao động (tính cho các ngành trên tồn tỉnh), năm 2010 tồn tỉnh cịn có 2.554 hộ gia đình nghèo [2, tr. 4].
- Về xã hội: Cơng tác giáo dục đã có chuyển biến quan trọng, hiện nay tồn tỉnh
có 996 trường học, 4442 phịng học, 3.176 giáo viên, 134.068 học sinh. Chăm Pa Sắc được coi là trung tâm giáo dục - đào tạo của miền Nam. Công tác giáo dục được củng cố và phát triển ở tất cả các ngành học, cấp học. Chương trình giáo dục phổ cập tiểu học, xóa mù chữ được triển khai tích cực, số trẻ em đi học tăng lên, tỷ lệ của trẻ em 6 - 10 tuổi là 92.52%, mở rộng giáo dục lên các vùng sâu, vùng xa, giảm được số bản khơng có trường học. Bên cạnh đó Chăm Pa Sắc cịn có trường dạy nghề kỹ thuật, đào tạo kỹ năng và các trường trực thuộc Trung ương như: Trường Đại học Chăm Pa Sắc, Trường Cao đẳng Sư phạm Pakxê, Trường Cao đẳng Y, Trường Cao đẳng Tài chính vùng Nam Lào, Trường cao đẳng Nơng nghiệp vùng Nam Lào, Trường Trung cấp An ninh vùng Nam Lào và 7 trường nghề của các tổ chức tư nhân [1, tr. 5].
Về Y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân, Tỉnh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong lĩnh vực này. Đã thực hiện tốt phịng chống dịch bệnh, khơng để dịch bệnh nguy hiểm xảy ra trên địa bàn tồn tỉnh. Tồn tỉnh có 11 bệnh viện, trong đó có một bệnh viện tỉnh với 225 giường bệnh, 10 bệnh viện huyện với 200 giường bệnh và 59 trạm y tế với 160 giường bệnh. Bên cạnh đó tỉnh có 1 trường cao đẳng Y và xí nghiệp sản xuất thuốc. Nhờ đó việc khám chữa bệnh có chuyển biến tốt, tỷ lệ trẻ em tử vong giảm xuống, tỷ lệ bà mẹ sinh con ở bệnh viện tăng lên, số dân sử dụng nước sạch 88% tuổi thọ bình quân 63 tuổi [1, tr.6].
Đời sống của nhân dân được cải thiện, hiện có 70% dân cư có vơ tuyến truyền hình xem ở nhà, có đài phát thanh - đài truyền hình cơng cộng. Phong trào xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, tương thân, tương ái ngày càng được xã hội hóa sâu rộng, trở thành nét đẹp mới trong cộng đồng các dân tộc Chăm Pa Sắc. Chính sách dân tộc được Đảng và Nhà nước quan tâm ngày càng toàn diện và thiết thực, nhất là vùng khó khăn, vùng căn cứ kháng chiến và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
An ninh chính trị, trật tự, antồn xã hội được đảm bảo, chính quyền địa phương ngày càng được củng cố vững mạnh, cơng tác đấu tranh phịng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống các vi phạm về kinh tế được tăng cường, tạo điều kiện cho việc phát triển nội lực, thu hút các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế của tỉnh Chăm Pa Sắc.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, tỉnh vẫn bộc lộ một số yếu kém:
Chủ trương, chính sách chuyển nền kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hóa cịn chậm và hiệu quả thấp, chưa đồng đều giữa các vùng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm nhất là các bản ở vùng sâu, vùng xa. Tình trạng khai thác rừng bừa bãi, sự quản lý giữa tỉnh và Huyện thiếu đồng bộ.
Nhìn chung đời sống nhân dân ở thành thị và nông thôn quá chênh lệch, số trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, suy dinh dưỡng còn ở tỷ lệ cao, trẻ em bỏ học, khơng tìm cơng ăn việc làm, kết hơn q sớm vẫn cịn tồn tại. Việc triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cịn chậm.
Những hạn chế nói trên đặt ra những yêu cầu mới của chính quyền tỉnh Chăm Pa Sắc trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ văn minh.