Giải pháp 2: Nâng cao tính hấp dẫn của môi trường đầu tư

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ một số giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh chăm pa sắc, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào đến 2020 (Trang 68 - 72)

- Khu vực 3: Gồm 6 huyện (khu vực đồng bằng)

3 Ngành nông lâm nghiệp

3.3.2. Giải pháp 2: Nâng cao tính hấp dẫn của môi trường đầu tư

Như đã phân tích ở mục 2.2 chương 2, tình hình phát triển kinh tế tỉnh Chăm Pa Sắc hiện nay với tốc độ tăng trưởng giảm dần từnăm 1999 trở lại đây, thì chưa có dấu hiệu phục hồi, sức mua sắm trong tỉnh giảm sút, hoạt động đầu tư nước ngoài giảm xuống rất nhiều, đầu tư trong tỉnh chững lại. Có mối quan hệ mật thiết giữa đầu tư nước ngoài và phát triển kinh tế, đầu tư nước ngoài thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển và ngược lại các nhà đầu tư nước ngoài chỉ bỏ vốn đầu tư khi họtin tưởng vào ổn định an ninh - chính trị và triển vọng sáng sủa của nền kinh tế, nên việc phát huy mọi nguồn lực trong tỉnh trong giai đoạn này là cực kỳ quan trọng nhằm khơi dậy nền kinh tế. Để nâng cao tính hấp dẫn của mơi trường đầu tư, cần thiết phải thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:

Mở rộng thị trường tiêu thụ: Thị trường hoặc thời cơ kinh doanh là một trong những nhân tố quyết định việc thu hút đầu tư nước ngồi, bình qn của mỗi sản phẩm trên đầu người của tỉnh vẫn còn quá nhỏ so với cảnước, sức mua của dân rất hạn hẹp. Do vậy, những mặt hàng có thị trường tiêu thụ khá, nhiều cơng ty trong và ngồi nước đã đầu tư và hiên năng lực sản xuất vượt quá sức mua nội địa và chủ yếu là sản xuất sản phẩm để phục vụ cho xuất khẩu, cụ thể như giầy dép, gỗ, cà phê... Giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài trong trường hợp này là từng bước thực hiện triệt để các chính sách khuyến khích tăng chi tiêu, tạo ra sức mua nội địa bền vững cho nền kinh tế quốc gia. Nhằm tạo sức mua, gồm có những giải pháp kích cầu bằng cách tăng đầu tư, giảm lãi suất tín dụng, giảm thuế và giảm giá thành. Những giải pháp trên ở tỉnh Chăm Pa Sắc đều áp dụng nhưng khơng đáng kể. Ngồi ra, cần hỗ trợ sức mua nội địa cho tầng

lớp dân cư (cán bộ cơng nhân viên) có thể thơng qua hình thức mua bán trả góp, nâng cao sức mua tồn dân, trong đó đặc biệt quan tâm đến tầng lớp cán bộ cơng nhân viên có thu nhập thấp.

Giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách Nhà nước: Tận dụng triệt để các doanh thu, chi tiêu có hiệu quả, các đội ngũ cán bộ chuyên quản cơ sở có những biện pháp quản lý chặt chẽ; nhanh chóng thu được hiệu quả, Sở Kinh tế và Tài chính và Tổng cục thuế có biện pháp giải quyết rốt ráo, cịn phải:

- Tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng trốn thuế phổ biến nhất; kiểm sốt lại mức độ thuế; chính sách thuế giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi có bảo đảm tính bình đẳng hay khơng, hợp lý chưa; hạn chế kẻ hở nhằm tránh sựthông đồng giữa người thực hiện nhiệm vụ thu thuế và người chịu nộp thuếđể trục lợi. Đồng thời có chếđộ khuyến khích vật chất với những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện tuân thủ theo quy chế tài chính.

- Có các biện pháp phịng chống buôn lậu, đặc biệt là hàng lậu, trốn thuế cần phải triệt tận gốc, không tha bao che, bảo thủ. Chính đây là giải pháp tốt nhất có tác động đến tăng thu hiệu quả nhất bởi vì đa số các mặt hàng nhập lậu từnước ngoài vào tỉnh bằng sự tiêu cực của cán bộ hải quan.

- Mạnh dạn theo hướng tư nhân hóa hoặc giải thể các doanh nghiệp quốc doanh mà hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ nặng, gây thiệt hại lớn cho Nhà nước.

- Loại bỏ các loại văn bản của chính quyền can thiệp sâu vào các bộ trong trường hợp đấu thầu dùng ngân sách của Nhà nước. Mặt khác, Sở Kinh tế và Tài chính cần cải tiến một cách có hệ thống, tiến hành thực hiện quy chế thẩm định giá và trường hợp đấu thầu trong việc dùng ngân sách Nhà nước để mua sắm các thiết bị, vật tư có giá trị cao, khối lượng lớn, phân bổ vốn đầu tư một cách có hệ thống, chấn chỉnh tổ chức mua sắm công sản tùy tiện, kê khai giá cao một cách không thực tế vốn đã tồn tại nhiều năm qua.

- Nâng cao năng lực lập chương trình dự tốn chi tiêu ngân sách Nhà nước cho sát thực tế.

Có chính sách khuyến khích tiết kiệm và đầu tư: Cần xây dựng các chính sách và định chế một cách hữu hiệu mục đích nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi nằm trong dân, phá vỡ thói quen cất giữ vàng, ngoại tệ mạnh, tiền mặt, Bởi vì tiết kiệm theo hình thức trên thì hại hơn cảchi tiêu hoang phí, vì đồng tiền chi tiêu đó có thể tạo thêm công ăn việc làm, tạo thu nhập cho người khác, cịn tiết kiệm theo hình thức trên như vậy thì hiệu quảđối với nền kinh tếđất nước là số âm. Thực hiện theo chính sách trên khơng phải dễ dàng, cần một thời gian dài và nhiều biện pháp phối hợp đồng bộ.

Cần xây dựng một hệ thống tài chính ngân hàng rộng rãi có mạng lưới tận ấp, xã nhằm cung ứng các dịch vụ ngân hàng thật tốt, có uy tín với một chính sách ưu đãi lãi suất thấp, là một nền tảng pháp lý với các chế được thành lập để đảm bảo độ an toàn tiền gửi của người dân, Mặt khác, một đồng nội tệổn định trong mối tương quan tỷ giá với vàng, đô la... là những nhân tố thiết yếu phải được hình thành càng sớm càng tốt. Ngồi ra, tăng tiết kiệm khơng những làm tăng thu hút đầu tư nước ngoài, mà làm tăng khả năng tài trợ cho đầu tư trong nước đảm bảo bền vững quá trình phát triển kinh tếổn định.

Xây dựng chính sách tỷ giá hối đối hợp lý: Tồn cầu hóa nền kinh tế và hội nhập với khuynh hướng chính sách hướng ngoại thì việc điều hành tỷ giá hối đối phù hợp với tình hình thực tế là vấn đềcó ý nghĩa hết sức quan trọng và phức tạp.

Theo lý thuyết và qua kinh nghiệm của các nước đi trước (các nước ASEAN) cho thấy, tỷ giá hối đối càng lĩnh hoạt, thì càng có lợi cho hoạt động xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, là từ sau hiệp ước Plaza năm 1985, các nước ASEAN đều duy trì một tỷ giá hối đối thả nổi có kiểm sốt, ổn định và sẵn sàng can thiệp khi cần thiết bằng nguồn vốn dự trữtrong nước mục đích nhằm bảo đảm cho các nhà đầu tư nước ngồi duy trì giá trị nguồn vốn của họ. Tỷ giá của mỗi đồng tiền các nước ASEAN so với các ngoại tệ mạnh như USD, Euro, Yên Nhật Bản... đều được tự do trong một biên độ dao động không lớn lắm, trong khi dao động vượt quá biên độ cho phép hay biểu hiện biến động bất thường ngay lập tức được can thiệp. Song các nước ASEAN cũng có chủ trương phá giá nội tệ để khuyến khích hoạt động đầu tư nước ngồi và thúc đẩy xuất khẩu. Trong trường hợp, là một quốc gia có mức tăng trưởng xuất khẩu cao, nên khảnăng thực hiện những cam kết hoàn trả các khoản viện trợ từ

nhóm các nước tư vấn tài trợ quốc tế sẽ dễdàng hơn, có tính đảm bảo hơn. Do đó, đối với các nhà đầu tư nước ngoài, mức độ rủi ro khi cho vay hoặc đầu tư sẽ giảm xuống.

Đảm bảo ổn định chính trị - xã hội: khi an ninh chính trị khơng đảm bảo các nhà đầu tư nước sẽkhông đầu tư hoặc ngưng việc đầu tư của họ. Do đó, tỉnh ta cần giữ vững ổn định chính trị, vì nó có ý nghĩa quyết định việc thu hút vốn đầu tư trong đó có vốn đầu tư nước ngồi. Để giữ vững ổn định chính trị cần phải tiếp tục thực hiện đổi mới hơn nữa cả về mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng xã hội, có ý nghĩa quan trọng nhất là đổi mới hệ thống chính trị, cải tổ nền hành chính quốc gia. Mặt khác, cùng với việc giữ vững ổn định chính trị phải có chính sách đối ngoại tốt để đa dạng hóa, đa phương hóa trong mối quan hệ với tất cả các nước tồn cầu vì hịa bình, hợp tác phát triển. Một xã hội ổn định chính trị, trật tự, hoạt động theo Hiến pháp và Luật pháp là điều kiện thuận lợi nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Thành lập bộ máy Nhà nước các cấp quản lý đầu tư nước ngoài về mọi mặt:

hoạt động đầu tư nước ngồi là hoạt động có mối quan hệ tới cảtư tưởng văn hóa, kinh tế, an ninh - chính trị... Như vậy, tăng cường hiệu lực quản lý của bộ máy Nhà nước có tầm quan trọng đặc biệt là cần thiết. Một quốc gia có những bộ máy quản lý không gọn nhẹ, với những cán bộ quan chức tham nhũng, kém năng động, là nhân tố cản trở lớn nhất với việc thu hút đầu tư nước ngoài. Qua kinh nghiệm các nước trong và ngoài khu vực cho thấy rằng, mỗi quốc gia có tính đặc thù mỗi quốc gia khác nhau và một quốc gia mạnh với bộ máy quản lý không cồng kềnh, năng động, năng lực, không quan liêu, hối lộ, với chính sách thơng thống cởi mở là điều kiện hết sức quan trọng thu hút đầu tư nước ngồi. Để thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài phải khẩn trương kiện toàn bộmáy Nhà nước nói chung và bộ máy quản lý hoạt động đầu tư nước ngồi nói riêng ở các cấp bộ, sở, ngành và địa phương theo hướng gọn nhẹ. Còn đối với tỉnh Chăm Pa Sắc, việc học tập cần dựa vào tính đặc thù của mình mà áp dụng những bài học kinh nghiệm của các quốc gia đó, nên việc kiện tồn bộ máy quản lý cần phải dựa vào nguyên tắc một cửa đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời trên cơ sởđó thành lập bộ máy quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài cho phù hợp. Đểđáp ứng địi hỏi đó, trước mắt cần nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ chuyên nghiệp về lĩnh vực kinh tế đối ngoại, nên những cán bộ đó phải có trình độ chun ngành vềlĩnh vực kinh tếđối ngoại, giỏi ngoại ngữ, cơ sở lý luận và thực tiễn.

Kết hợp hài hòa giữa nguồn vốn trong nước với vốn đầu tư nước ngoài và giữa ODA với FDI: Để phát triển kinh tế đất nước theo hướng cơng ngiệp hóa - hiện đại hóa và tựdo hóa, tư nhân hóa nền kinh tế khơng thể thiếu nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Nguồn vốn ngoài nước chủ yếu là nguồn vốn FDI và ODA, hai nguồn vốn này sẽ tác động tạo ra các mặt hàng mới với công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nội địa và ngoài nước. Theo kinh nghiệm thực tế để nguồn vốn đầu tư nước ngồi phát huy hiệu quả thì cần nguồn vốn trong nước đối ứng chuẩn bị nâng cấp hạ tầng cơ sở, xây dựng mặt bằng, cơng trình phụ và các cơng trình kế cận khác. Nói cách khác, nếu không huy động được nguồn vốn ODA đủ mức cần thiết để hiện đại hóa hạ tầng cơ sở - xã hội thì càng khó mà thu hút đầu tư nước ngồi một cách có hiệu quả. Ngược lại, nếu chỉ tập trung huy động vốn ODA mà khơng thu hút nguồn vốn FDI thì sẽkhơng đủdoanh thu để Chính phủ trả nợ ODA. Do đó, cần đa dạng hóa các phương thức thu hút vốn ngoài nước từ những nguồn vốn khác nữa, tạo niềm tin và tạo một sân chơi bình đẳng cho các chủđầu tư nước ngoài. Hơn nữa, cần đẩy nhanh phát triển thị trường vốn đi vào đời sống xã hội chỉ có như vậy q trình huy động các nguồn vốn đầu tư không những đem lại sự tăng trưởng kinh tế mà còn nâng cao mức sống của người dân và cần phải thành lập các tổ chức năng động, chuyên tìm kiếm, nhận dạng các cơ hội đầu tư, biến các dự án đó thành những dự án được nghiên cứu khả thi, thẩm định và tuyển chọn thật nghiêm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ một số giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh chăm pa sắc, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào đến 2020 (Trang 68 - 72)