Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ một số giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh chăm pa sắc, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào đến 2020 (Trang 32 - 33)

Chăm Pa Sắc là một tỉnh lớn, là trung tâm công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch của miền Nam Lào. Phía Bắc, tiếp giáp tỉnh Xa La Văn, dài 140 km; phía nam tiếp giáp CampuChia, dài 135 km; phía Đơng giáp với tỉnh Sê Kơng và át Ta Pư có chiều dài 180 km; phía Tây tiếp giáp Thái Lan, với đường biên giới dài 233 km. Chăm Pa Sắc là vị trí cửa ngõ, đầu mối giao thông giữa các tỉnh miền núi phía Đơng và phía Bắc với Đồng bằng Sơng Mê Kơng, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế chung của cả vùng.

Diện tích đất tự nhiên của tỉnh Chăm Pa Sắc là 1.541.500 ha, trong đó đất canh tác 646.000 ha, diện tích rừng là 895.500 ha, chiếm 58% diện tích tồn tỉnh. Dân số tồn tỉnh là 654.862 người, nữ chiếm 50.46%, có 639 bản làng và 109.263 hộ gia đình đứng hàng thứ ba trong cả nước. Tỉnh Chăm Pa Sắc có hai con sơng chính chạy qua là sơng Mê Kơng và Sê Đơn [28, tr. 8].

Diện tích đất của Chăm Pa Sắc chia ra hai vùng như sau:

- Vùng trung du và rừng núi: Gồm 3 huyện, có diện tích là 405.500 ha chiếm

26% tổng diện tích tự nhiên tồn tỉnh, trong đó có một huyện vùng núi thấp, cao 400 - 1284 mét so với mực nước biển, nhiệt độ bình quân 20 - 21P

0

P

C, độ ẩm 80%, phù hợp với các loại cây như: rau, cà phê, chè, sa nhân, cao su và cây công nghiệp.

Đây là vùng đất rộng người thưa, địa hình hiểm trở, chia cắt, giao thơng chưa thuận lợi, việc đi lại gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, đời sống nhân dân cịn nghèo, là nơi có nhiều dân tộc đang chung sống, đồng bào dân tộc chưa từ bỏ được thói quen du canh, du cư, phá rừng làm nương rẫy. Vùng nước thấp có ưu thế về phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, phát triển cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê, cây ăn quả... Vùng đồi thấp thuận lợi cho việc trồng cây cơng nghiệp ngắn

ngày như mía, chuối, đậu tương... gắn liền với phát triển các khu công nghiệp tập trung khu chế biến, cà phê, bánh kẹo, chế biến lâm sản.

- Vùng đồng bằng sông Mê Kông: Gồm 7 huyện với diện tích là 1.135.500 ha, chiếm 74% diện tích tự nhiên tồn tỉnh, có độ cao từ 75 - 120 mét so với mực nước biển, có khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ bình qn 27P

o

P

C. Địa hình ở vùng này khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ khí hậu ơn hịa, nguồn nhân lực dồidào, trình độ dân trí và điều kiện sống của dân cư cao hơn vùng trung du và rừng núi. Hệ thống giao thông trong vùng tương đối thuận lợi với các trục đường Bắc - Nam, Đông - Tây chạy qua, các tuyến đường ngang nối với vùng núi và các nước bạn. Đây là vùng có điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

Chăm Pa Sắc có nhiều danh lam thắng cảnh tầm cỡ quốc tế. Hàng năm thu hút nhiều du khách trong và ngồi nước. Di sản văn hóa thế giới Wat Phu Chăm Pa Sắc, thác nước Khon Phạ Phêng, đây là thác nước lớn nhất vùng Đông Nam á. Tại đây du khách có thể chiêm ngưỡng chú cá heo mỏ nước ngọt. Ngồi ra Chăm Pa Sắc cịn rất nhiều danh lam thắng cảnh khác như đền Wat Oum Muong, núi Phou Asa, Khu bảo tồn rừng Đơng Hóa Sáo, Thác nước trên PakSong, Tat Phan Ba Chiêng... Đây là nền tảng rất cơ bản cho phát triển ngành du lịch.

Với vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên như trên, tỉnh Chăm Pa Sắc có điều kiện thuận lợi để phát triển một nền sản xuất hàng hóa đa dạng với những ngành kinh tế mũi nhọn đặc thù, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ, du lịch. Đặc biệt, với ưu thế về hệ thống giao thông như hiện nay và được đầu tư trong tương lai, Chăm Pa Sắc giữ vai trò quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu của vùng Nam Lào, mở rộng giao lưu kinh tế quốc tế, góp phần xứng đáng vào cơng cuộc phát triển kinh tế của cả nước [28, tr. 9].

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ một số giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh chăm pa sắc, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào đến 2020 (Trang 32 - 33)