- Hoạt động quản lý vốn đầu tư XDCB
7 XD Đền thờ các anh hùng Liệt sỹ
4.3.1 Đánh giá chung việc thực hiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của huyện Kim Động
nước của huyện Kim Động
4.3.1 Đánh giá chung việc thực hiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của huyện Kim Động sách nhà nước của huyện Kim Động
a. Lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Việc quyết định phân bổ vốn cho các công trình đều căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng xã, thị trấn và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2013 của huyện đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Việc lập kế hoạch phân bổ vốn được thực hiện cho tất cả các lĩnh vực, trong đó chú trọng đầu tư cho sự nghiệp thuỷ lợi và giao thông. Bình quân trong giai đoạn 2011 - 2013, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của huyện chiếm 24,4% tổng chi ngân sách của huyện.
Nguồn vốn phân bổ cho đầu tư xây dựng cơ bản trong thời gian qua chủ yếu từ nguồn đấu giá quyền sử dụng đất. Năm 2011 là 25,26 tỷ đồng chiếm 64,8%; năm 2012 là 55,45 tỷ đồng chiếm 68,8%, năm 2013 là 49,27 tỷ đồng chiếm 72,2%, tỷ lệ vốn đầu tư xây dựng cơ bản trung bình trong 3 năm là 63%.
Việc phân bổ vốn cho các lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ lợi, giao thông được quan tâm đầu tư. Năm 2011 vốn đầu tư xây dựng cơ bản đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ lợi chỉ đạt 12,5 tỷ đồng thì đến năm 2013 đã đạt 31,05 tỷ đồng. Sự nghiệp giao thông năm 2011 được phân bổ 19,83 tỷ đồng chiếm 50,9% trong tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản, năm 2012 đầu tư 37,02 tỷ đồng chiếm 46,0%, năm 2013 con số này là 27,17 tỷ đồng chiếm 39,8% tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản của huyện.
Lĩnh vực giáo dục, y tế đã được đầu tư tập trung từ nguồn vốn Trái phiếu chính phủ kết hợp với nguồn vốn đối ứng của huyện xây dựng mới và sửa chữa hệ thống các trường học và một số trạm y tế theo tiêu chí đạt chuẩn về giáo dục và y tế. Do đó, trong giai đoạn 2011 - 2013 đầu tư cho lĩnh vực giáo dục và y tế chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản, việc phân bổ vốn cho các công trình chủ yếu là sửa chữa nhỏ thường xuyên.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 70
b. Thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Việc tạm ứng được thực hiện hợp lý, quản lý chặt chẽ, đơn vị thi công được tạm ứng sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả và đảm bảo hoàn trả đủ số vốn đã tạm ứng khi thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng, không có hiện tượng nợ khối lượng thi công khi đã hết thời hạn thanh toán tạm ứng; việc tạm ứng đã tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn về mặt tài chính cho đơn vị thi công, đẩy nhanh tiến độ thi công, đáp ứng tiến độ giải ngân chung của toàn huyện.
Các công trình thuộc sự nghiệp nông nghiệp, thuỷ lợi trong thời gian vừa qua được tạm ứng 18,92 tỷ đồng đạt 23% so với giá trị hợp đồng và 25,5% so với giá trị nghiệm thu đề nghị thanh toán. Các công trình sự nghiệp giao thông được tạm ứng 23,94 tỷ đồng đạt 25,5% so với giá trị hợp đồng và 28,5% so với giá trị nghiệm thu đề nghị thanh toán. Đây là những công trình có mức tạm ứng cao (theo quy định mức tạm ứng 20%), vì những công trình này chủ yếu là xây mới, thời gian thi công tương đối ngắn, nên cần vốn để mua nguyên vật liệu, đẩy nhanh tiến độ thi công, đưa vào sử dụng để đáp ứng một số tiêu chí về xây dựng nông thôn mới tại một số đơn vị.
Tỷ lệ vốn được thanh toán trong giai đoạn 2011 - 2013 đạt 93,8% tương ứng với 176,06 tỷ đồng; giá trị đã nghiệm thu chưa được thanh toán 11,61 tỷ đồng chiếm 6,2%, cho thấy việc bố trí nguồn vốn của huyện Kim Động là phù hợp, các công trình khi được triển khai đã được các đơn vị thi công tập trung thi công theo tiến độ, hồ sơ thanh toán, nghiệm thu khối lượng hoàn thành được lập kịp thời.
c. Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Chất lượng hồ sơ báo cáo quyết toán của các chủ đầu tư cơ bản đảm bảo, công tác thẩm tra được thực hiện theo đúng quy định. Trong giai đoạn từ 2011 - 2013, tổng giá trị dự toán được phê duyệt của các công trình 217,2 tỷ đồng; giá trị nghiệm thu và đề nghị quyết toán 187,67 tỷ đồng; giá trị quyết toán được phê duyệt 183,02 tỷ đồng, giảm 4,9 tỷ đồng tương ứng với 2,6%.
Các công trình thuộc sự nghiệp nông nghiệp, thuỷ lợi có giá trị nghiệm thu và đề nghị quyết toán 74,05 tỷ đồng, giá trị quyết toán được phê duyệt 72,8 tỷ đồng, giảm 1,7 tỷ đồng tương ứng với 2,3%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 71 Các công trình thuộc sự nghiệp giao thông có giá trị nghiệm thu và đề nghị quyết toán 84,02 tỷ đồng, giá trị quyết toán được phê duyệt 81,72 tỷ đồng, giảm 2,3 tỷ đồng tương ứng với 2,7%.
Các công trình thuộc sự nghiệp giáo dục, y tế có giá trị nghiệm thu và đề nghị quyết toán 22,9 tỷ đồng, giá trị quyết toán được phê duyệt 22 tỷ đồng, giảm 0,9 tỷ đồng tương ứng với 3,9%.
Các công trình thuộc sự nghiệp khác có giá trị nghiệm thu và đề nghị quyết toán 6,7 tỷ đồng, giá trị quyết toán được phê duyệt 6,7 tỷ đồng.
Kết quả khảo sát ý kiến cho thấy có 37.5% ý kiến đánh giá cho rằng công tác lập và thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở mức nhanh, 37,5% đánh giá các công tác này ở mức kịp thời, 20% đánh giá ở mức bình thường. Một số ý kiến cho rằng công tác lập và thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn ở mức chậm chiếm tỷ lệ 2,5% và rất chậm chiếm 2,5%.
d. Hoạt động giám sát, thanh tra việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
ngân sách nhà nước
- Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện trong giai đoạn 2011 - 2013 đã tổ chức một số cuộc giám sát về tình hình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước. Chất lượng của hoạt động giám sát đã từng bước được nâng lên, đi vào chiều sâu của công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước từ khâu lập kế hoạch phân bổ vốn, tạm ứng và thanh toán vốn, quyết toán vốn. Đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong hoạt động quản lý vốn, giúp cho hoạt động quản lý vốn được thực hiện theo đúng quy định.
- Công tác thanh tra đã đánh giá và chỉ ra những tồn tại trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản như: việc thực hiện pháp luật về đấu thầu; việc lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự toán; việc bố trí kế hoạch huy động và sử dụng vốn; thi công không đúng thiết kế - dự toán được duyệt, không đúng chủng loại vật tư, sai đơn giá vật liệu, nghiệm thu không chính xác khối lượng hoàn thành.
4.3.2 Đánh giá hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước ở huyện Kim Động