ở tỉnh Thái Bình
Thái Bình là tỉnh nông nghiệp, nguồn thu ngân sách thấp, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước hàng năm chỉ chiếm từ 20 - 25% tổng mức đầu tư toàn xã hội. Tốc độ tăng trưởng bình quân 15%/năm. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn (2006 - 2010) 37.126 tỷ đồng. Để nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tỉnh Thái Bình đã tập trung thực hiện tốt một số giải pháp:
- Tập trung chỉ đạo và làm tốt công tác lập quy hoạch xây dựng, chú trọng quy hoạch chung của tỉnh, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, lãnh thổ, trừ những trường hợp đặc biệt, bất khả kháng, còn không bố trí vốn đối với những công trình xây dựng không có trong quy hoạch, thực hiện công khai quy hoạch bảo đảm dân chủ, khi quy hoạch được duyệt thì phải thực hiện và quản lý đúng và thống nhất.
- Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hoá, kế hoạch xây dựng cơ bản phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân và phải được cấp ủy chính quyền các cấp từ cơ sở xem xét và đề nghị, tiến tới xã hội hoá công tác đầu tư và xây dựng.
Bài học kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Thái Bình
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30 giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa nhà nước và nhân dân theo quan điểm “nhân dân và nhà nước cùng làm”
- Hai là, chi tiết và công khai hoá các quy trình xử lý các công đoạn của quá trình đầu tư để thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương.
- Ba là: Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, không để tình trạng triển khai xây dựng rồi mới chạy vốn.
- Bốn là: Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong công tác thanh toán vốn. Đồng thời cần gắn việc xử lý theo quy định về việc thanh toán chậm, không đúng thời gian quy định (dẫn theo Nguyễn Đức Tải, 2012).