Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy định của địa phương

Một phần của tài liệu quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của huyện kim động, tỉnh hưng yên (Trang 33 - 35)

phương

- Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý vốn phí đầu tư xây dựng công trình.

- Quy định của tỉnh Hưng Yên về công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước được thể hiện trong Quyết định số 18/2011/QĐ- UBND ngày 20/7/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành quy định phân công nhiệm vụ và phân cấp quản lý trong các lĩnh vực quy hoạch xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, quản lý vốn phí đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh.

- Việc phân cấp thẩm quyền quyết định đầu tư đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án và nâng cao tinh thần trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân huyện đối với dự án đầu tư. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện phân cấp thẩm quyền quyết định đầu tư tại huyện cũng tồn tại một số vấn đề sau:

Về thẩm quyền quản lý nhà nước, việc phân định chức năng, nhiệm vụ trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước nói chung trên phạm vi cả nước vần tồn tại nhiều bất cập, trách nhiệm của các cơ quan chồng chéo nhau. Như bộ phận thuỷ lợi của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với phòng Kinh tế và hạ tầng, phòng Tài chính-Kế hoạch huyện tồn tại việc chồng chéo trong lập, thẩm định báo cáo đầu tư, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, dự toán, kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu.

Thứ nhất, bộ phận thuỷ lợi thuộc phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định các báo cáo đầu tư liên quan đến các công trình phục vụ nông nghiệp, Phòng Kinh tế và Hạ tầng thẩm định báo cáo đầu tư liên quan đến các công trình giao thông, xây dựng nhưng trên thực tế một số công trình, dự án kết hợp thuỷ lợi với giao thông xây dựng dẫn đến việc đùn đẩy trách nhiệm làm kéo dài thời gian thẩm định.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26

Thứ hai, phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan quản lý vốn đầu tư, theo dõi nợ xây dựng cơ bản nhưng khi đôi khi không được chủ trì trong việc lập báo cáo chuẩn bị đầu tư, việc này Uỷ ban nhân dân huyện thường giao cho Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Nông nghiệp tham mưu về quy mô dự án đẫn đến nợ đọng xây dựng cơ bản lớn.

Theo quy định của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ, chủ đầu tư có thẩm quyền tổ chức việc thẩm định, phê duyệt thiết kế - dự toán với những công trình xây dựng. Trường hợp chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực thẩm định thì được phép thuê các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện, năng lực để thẩm tra thiết kế - dự toán công trình. Hiện nay, việc thẩm định thiết kế - dự toán công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Kim Động đều do Phòng Kinh tế và Hạ tầng, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện, chủ đầu tư không tự thẩm định thiết kế - dự toán công trình. Điều đó góp phần giảm bớt những sai phạm, thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng công trình.

Về phân định trách nhiệm quản lý dự án, công tác tổ chức quản lý dự án của huyện trong những năm qua đã có nhiều cải tiến. Chủ đầu tư được phân công rõ hơn, trách nhiệm cao hơn trước. Ban quản lý dự án được quy định nhiệm vụ quyền hạn cụ thể hơn. Đội ngũ cán bộ quản lý dự án đã phần nào đáp ứng được yều cầu kỹ thuật, nhiều cán bộ được tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ.

Tuy nhiên, tình trạng chưa phân định rõ ràng trách nhiệm của chủ đầu tư, nguời quyết định đầu tư và ban quản lý dự án đang là vấn đề cần quan tâm ở huyện Kim Động cũng như các địa phương khác. Thực hiện theo các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản thẩm quyền quyết định đầu tư là Uỷ ban nhân dân huyện, ban quản lý dự án đồng thời là chủ đầu tư và giữ trách nhiệm quản lý dự án đối với một lượng công trình lớn. Khi đó với tư cách là chủ đầu tư, ban quản lý dự án có quyền tư phê duyệt thiết kế - dự toán và chỉ định thầu đơn vị thi công công trình. Thực hiện quản lý dự án theo cơ chế này có ưu điểm là có sự tách bạch giữa người quyết định đầu tư và chủ đầu tư, nhưng có nhược điểm là dễ xảy ra những sai phạm, tham nhũng khi chủ đầu tư đồng thời là đơn vị thực hiện chức năng quản lý dự án.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27 Một số công trình, dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách xã (bao gồm cả các công trình có sử dụng vốn ngân sách cấp trên hỗ trợ) trên địa bàn huyện hoặc công trình sử dụng nguồn vốn huy động của nhân dân thì Uỷ ban nhân dân huyện giao cho Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn, các trường học làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, trách nhiệm đối với việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước, đối với công trình xây dựng của các chủ đầu tư này thấp. Phần lớn các chủ đầu tư là Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn, các trường học, phòng ban đều chưa thực sự nắm được các quy định về quản lý đầu tư xây dựng nên ý thức chấp hành chưa cao, thiếu nghiên cứu về mục đích đầu tư, khả năng sử dụng và khai thác dự án cho nên thường xuyên xảy ra tình trạng phải điều chỉnh và duyệt lại dự án. Không chỉ vậy, những cán bộ quản lý dự án tại các xã, thị trấn, trường học đa phần là những cán bộ không có chuyên môn về đầu tư xây dựng cơ bản nên hiệu quả quản lý dự án rất thấp, năng lực của chủ đầu tư hạn chế nên từ khâu lập dự án đến khi triển khai các công việc tiếp theo của dự án là rất khó khăn và vấn đề này hiện vẫn là một bài toán chưa có lời giải đối với các cơ quan quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trong việc thực hiện phân cấp quản lý dự án nói riêng và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nói chung.

Một phần của tài liệu quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của huyện kim động, tỉnh hưng yên (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)