- Hoạt động quản lý vốn đầu tư XDCB
2. Kết quả nghiên cứu thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở huyện Kim Động trong giai đoạn 2011 2013.
- Việc lập kế hoạch phân bổ vốn xây dựng cơ bản cho các công trình của huyện Kim Động đều căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng xã, thị trấn và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2015 của huyện đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Kế hoạch phân bổ vốn được thực hiện cho tất cả các lĩnh vực, trong đó chú trọng đầu tư cho sự nghiệp thuỷ lợi và giao thông.
- Công tác thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Kim Động cần chủ động kiện toàn bộ máy thực hiện quy trình thanh toán vốn đầu tư tại Ban quản lý các công trình xây dựng huyện.
- Công tác thẩm tra quyết toán XDCB, bố trí cán bộ có năng lực, kinh nghiệm để thực hiện nhiệm vụ; cử cán bộ chuyên môn tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ về công tác thẩm định quyết toán vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước .
- Công tác thanh tra đã đánh giá và chỉ ra những tồn tại trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, công tác thanh tra chưa thực sự phát huy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 96 được hiệu lực trong việc phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, chưa đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Việc tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra tài chính trong quản lý vốn đầu tư XDCB là rất cần thiết.
- Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, thanh tra, quyết toán và thực hiện tốt công tác giám sát đầu tư cộng đồng và công khai vốn đầu tư XDCB đó là một trong những giải pháp quan trọng nhằm quản lý vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách nhà nước.
3. Giải pháp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của huyện Kim Động trong thời gian tới cần thực hiện các giải pháp như: i) Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước, ii) Thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước, iii) Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước, vi) Hoạt động giám sát, thanh tra quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.
5.2 Kiến nghị
5.2.1 Đối với Chính phủ
- Cần quy định các biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải như hiện nay theo hướng: Quy định số lượng dự án tối đa được bố trí vào kế hoạch đầu tư hàng năm của từng địa phương tương ứng với số vốn được bố trí; Quy định mức khống chế về thời gian đầu tư cho một dự án nhóm C có mức vốn đầu tư dưới 5 tỷ đồng chỉ bố trí xây dựng 1 năm. Số dự án nhóm C còn lại phải hoàn thành trong 2 năm.
- Cần có những cơ chế, chính sách và những giải pháp hợp lý, định hướng chung cho cả nước và riêng cho từng vùng, từng tỉnh sao cho phù hợp với từng điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cụ thể khác nhau.
- Có chính sách cụ thể đối với những dự án đầu tư bằng hình thức tín dụng ưu đãi. - Bổ sung hệ thống định mức kinh tế, kỹ thuật, chế độ kế toán, tăng cường hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ và giám sát các cơ quan được phân cấp về lập kế hoạch và triển khai đầu tư.
5.2.2 Đối với tỉnh Hưng Yên
- Ưu tiên phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các công trình xây dựng mới trụ sở Uỷ ban nhân dân các xã giai đoạn 2011 - 2013 đã được hỗ trợ 50% vốn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 97 (từ 1,5 tỷ đến 2 tỷ/công trình) còn lại 50% vốn đối ứng của xã từ nguồn đấu giá quyền sử dụng đất, nhưng hiện nay do thị trường bất động sản đóng băng nên nguồn thu rất hạn chế, nên các công trình không có vốn để thanh toán, chậm đưa vào sử dụng thậm chí một số công trình bị bỏ hoang.
- Có cơ chế quản lý, tổ chức phù hợp nhằm thu hút nhân lực có trình độ nghiệp vụ chuyên môn giỏi về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
- Xây dựng cơ chế trích thưởng cho những người có công chống thất thoát nguồn vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 98