Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của huyện kim động, tỉnh hưng yên (Trang 40 - 43)

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Kim Động là một huyện thuộc tỉnh Hưng Yên, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh, trên trục quốc lộ 39A giữa hai khu công nghiệp đã và đang phát triển (Phố Nối và chợ Gạo). Trung tâm huyện lỵ cách Hà Nội hơn 50km và cách thị xã Hưng Yên hơn 10km. Toạ độ địa lý nằm trong khoảng từ 20040’ - 20049’ vĩ độ Bắc từ 105057’ – 106006’ kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp huyện Khoái Châu và huyện Yên Mỹ. - Phía Nam giáp thành phố Hưng Yên và huyện Tiên Lữ. - Phía Đông giáp huyện Ân Thi và Tiên Lữ.

- Phía Tây giáp tỉnh Hà Tây và Hà Nam.

Huyện Kim Động có 19 đơn vị hành chính gồm 18 xã, 1 thị trấn (như hình 3.1).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33

b. Đặc điểm địa hình

Kim Động là huyện thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, kênh mương và đường giao thông.

c. Khí hậu

Cũng như các huyện ở đồng bằng sông Hồng, huyện Kim Động mang đặc điểm của khí hậu đồng bằng sông Hồng nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh hơn nhiều so với điều kiện trung bình cùng vĩ tuyến; thời kỳ đầu của mùa đông tương đối khô, nửa cuối thì ẩm ướt, mùa hạ thì nóng ẩm, nhiều mưa, khí hậu biến đổi mạnh.

d. Thủy văn, nguồn nước

Thuỷ văn Kim Động chịu ảnh hưởng và phụ thuộc vào chế độ thủy văn, lưu lượng dòng chảy thượng nguồn của sông Hồng và các sông lớn như Cửu An, Kim Ngưu, Điện Biên,…

Cùng với hệ thống sông ngòi lại nằm trong hệ thống đại thủy nông Bắc Hưng Hải với hệ thống thủy lợi đảm bảo tương đối chủ động cung cấp nước trong mùa khô hạn và tiêu úng trong mùa mưa lũ. Tuy nhiên do địa hình thấp, mùa mưa tập trung gặp nước sông Hồng dâng cao nên khả năng tiêu nước hạn chế, úng lụt cục bộ còn kéo dài.

e. Tài nguyên đất

Đất đai của Kim Động nhìn chung rất màu mỡ bởi được bồi lắng, tích tụ của phù sa sông Hồng. Tổng quỹ đất tự nhiên của huyện là 11.474,22 ha (như

bảng 3.1).

Đất nông nghiệp năm 2011 là 7.086,54 ha chiếm 61,76%. Đến năm 2012, đất nông nghiệp giảm còn 7.039,48 ha, chiếm 61,35 % trong tổng diện tích đất đai của huyện, so với năm 2011 giảm 0,7%.

Đất nông nghiệp năm 2013 là 7.016,35 ha chiếm 61,15 % trong tổng diện tích đất đai của huyện, so với năm 2012 giảm 0,3%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) (ha) (%) (ha) (%) (ha) (%) 12/11 13/12 BQ TỔNG DIỆN TÍCH 11.474,2 100 11.474,2 100,0 11.474,2 100,0 100,0 100,0 100,0 1. Đất nông nghiệp 7.086,5 61,8 7.039,5 61,4 7.016,4 61,2 99,3 99,7 99,5

a. Đất sản xuất nông nghiệp 6.679,7 58,2 6.634,1 57,8 6.614,2 57,6 99,3 99,7 99,5

b. Đất nuôi trồng thuỷ sản 406,8 3,5 405,4 3,5 402,2 3,5 99,6 99,2 99,4

2. Đất phi nông nghiệp 4.259,4 37,1 4.308,1 37,5 4.334,2 37,8 101,1 100,6 100,9

a. Đất ở 1.114,8 9,7 1.115,7 9,7 1.132,8 9,9 100,1 101,5 100,8

b. Đất chuyên dùng 1.934,5 16,9 1.980,9 17,3 1.989,9 17,4 102,4 100,5 101,4

c. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 47,4 0,4 47,4 0,4 47,4 0,4 100,0 100,0 100,0

d. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 136,5 1,2 136,5 1,2 136,5 1,2 100,0 100,0 100,0

e. Đất sông suối và mặt nước

chuyên dùng 1.025,3 8,9 1.027,7 8,9 1.027,7 8,9 100,2 100,0 100,1

f. Đất phi nông nghiệp khác 1,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 - 0,0

3. Đất chưa sử dụng 128,3 1,1 126,7 1,1 123,6 1,08 98,7 97,6 98,2

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35 Biến động này là do nhằm phục vụ cho quá trình đô thị hóa, một phần đất nông nghiệp đã bị thu hồi để mở rộng đường xá, xây dựng khu đô thị mới, trường học, làng nghề… Vì thế diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm để chuyển sang mục đích sử dụng khác.

Đất phi nông nghiệp năm 2011 là 4.259,38 ha, chiếm 37,12 %. Năm 2012, đất phi nông nghiệp tăng lên là 4.308,08 ha, chiếm 37,55 % tổng diện tích đất đai của huyện, so với năm 2011 tăng 1,1%. Năm 2013, đất phi nông nghiệp tăng lên là 4.334,23 ha, chiếm 37,77 % tổng diện tích đất đai của huyện, so với năm 2012 tăng 0,6 %. Tốc độ tăng bình quân 3 năm là 0,9%

f. Tài nguyên khoáng sản

Kim Động có các mỏ đất sét nằm ven sông Hồng và rải rác ở hầu hết các xã có thể khai thác để sản xuất nguyên vật liệu xây dựng. Theo kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy huyện nằm trong khu vực có than bùn và khí đốt của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đây là nguồn tiềm năng khoáng sản về lâu dài cần được khảo sát tham dò để xác định khả năng khai thác sử dụng.

Một phần của tài liệu quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của huyện kim động, tỉnh hưng yên (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)