Căn cứ đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của huyện kim động, tỉnh hưng yên (Trang 88 - 93)

- Hoạt động quản lý vốn đầu tư XDCB

7 XD Đền thờ các anh hùng Liệt sỹ

4.5.1 Căn cứ đề xuất giải pháp

4.5.1.1 Căn cứ kết quả phân tích, đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

a. Lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Việc quyết định phân bổ vốn cho các công trình đều căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng xã, thị trấn và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2013 của huyện đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Việc lập kế hoạch phân bổ vốn được thực hiện cho tất cả các lĩnh vực, trong đó chú trọng đầu tư cho sự nghiệp thuỷ lợi và giao thông. Bình quân trong giai đoạn 2011 - 2013, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của huyện chiếm 24,4% tổng chi ngân sách của huyện.

Nguồn vốn phân bổ cho đầu tư xây dựng cơ bản trong thời gian qua chủ yếu từ nguồn đấu giá quyền sử dụng đất. Năm 2011 là 25,26 tỷ đồng chiếm 64,8%; năm 2012 là 55,45 tỷ đồng chiếm 68,8%, năm 2013 là 49,27 tỷ đồng chiếm 72,2%, tỷ lệ vốn đầu tư xây dựng cơ bản trung bình trong 3 năm là 63%.

Việc phân bổ vốn cho các lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ lợi, giao thông được quan tâm đầu tư. Năm 2011 vốn đầu tư xây dựng cơ bản đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ lợi chỉ đạt 12,5 tỷ đồng thì đến năm 2013 đã đạt 31,05 tỷ đồng. Sự nghiệp giao thông năm 2011 được phân bổ 19,83 tỷ đồng chiếm 50,9% trong tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản, năm 2012 đầu tư 37,02 tỷ đồng chiếm 46,0%, năm 2013 con số này là 27,17 tỷ đồng chiếm 39,8% tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản của huyện.

Lĩnh vực giáo dục, y tế đã được đầu tư tập trung từ nguồn vốn Trái phiếu chính phủ kết hợp với nguồn vốn đối ứng của huyện xây dựng mới và sửa chữa hệ thống các trường học và một số trạm y tế theo tiêu chí đạt chuẩn về giáo dục và y tế. Do đó, trong giai đoạn 2011 - 2013 đầu tư cho lĩnh vực giáo dục và y tế chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản, việc phân bổ vốn cho các công trình chủ yếu là sửa chữa nhỏ thường xuyên.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 81

b. Thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Việc tạm ứng được thực hiện hợp lý, quản lý chặt chẽ, đơn vị thi công được tạm ứng sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả và đảm bảo hoàn trả đủ số vốn đã tạm ứng khi thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng, không có hiện tượng nợ khối lượng thi công khi đã hết thời hạn thanh toán tạm ứng; việc tạm ứng đã tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn về mặt tài chính cho đơn vị thi công, đẩy nhanh tiến độ thi công, đáp ứng tiến độ giải ngân chung của toàn huyện.

Các công trình thuộc sự nghiệp nông nghiệp, thuỷ lợi trong thời gian vừa qua được tạm ứng 18,92 tỷ đồng đạt 23% so với giá trị hợp đồng và 25,5% so với giá trị nghiệm thu đề nghị thanh toán. Các công trình sự nghiệp giao thông được tạm ứng 23,94 tỷ đồng đạt 25,5% so với giá trị hợp đồng và 28,5% so với giá trị nghiệm thu đề nghị thanh toán. Đây là những công trình có mức tạm ứng cao (theo quy định mức tạm ứng 20%), vì những công trình này chủ yếu là xây mới, thời gian thi công tương đối ngắn, nên cần vốn để mua nguyên vật liệu, đẩy nhanh tiến độ thi công, đưa vào sử dụng để đáp ứng một số tiêu chí về xây dựng nông thôn mới tại một số đơn vị.

Tỷ lệ vốn được thanh toán trong giai đoạn 2011 - 2013 đạt 93,8% tương ứng với 176,06 tỷ đồng; giá trị đã nghiệm thu chưa được thanh toán 11,61 tỷ đồng chiếm 6,2%, cho thấy việc bố trí nguồn vốn của huyện Kim Động là phù hợp, các công trình khi được triển khai đã được các đơn vị thi công tập trung thi công theo tiến độ, hồ sơ thanh toán, nghiệm thu khối lượng hoàn thành được lập kịp thời.

c. Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Chất lượng hồ sơ báo cáo quyết toán của các chủ đầu tư cơ bản đảm bảo, công tác thẩm tra được thực hiện theo đúng quy định. Trong giai đoạn từ 2011 - 2013, tổng giá trị dự toán được phê duyệt của các công trình 217,2 tỷ đồng; giá trị nghiệm thu và đề nghị quyết toán 187,67 tỷ đồng; giá trị quyết toán được phê duyệt 183,02 tỷ đồng, giảm 4,9 tỷ đồng tương ứng với 2,6%.

Các công trình thuộc sự nghiệp nông nghiệp, thuỷ lợi có giá trị nghiệm thu và đề nghị quyết toán 74,05 tỷ đồng, giá trị quyết toán được phê duyệt 72,8 tỷ đồng, giảm 1,7 tỷ đồng tương ứng với 2,3%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82 Các công trình thuộc sự nghiệp giao thông có giá trị nghiệm thu và đề nghị quyết toán 84,02 tỷ đồng, giá trị quyết toán được phê duyệt 81,72 tỷ đồng, giảm 2,3 tỷ đồng tương ứng với 2,7%.

Các công trình thuộc sự nghiệp giáo dục, y tế có giá trị nghiệm thu và đề nghị quyết toán 22,9 tỷ đồng, giá trị quyết toán được phê duyệt 22 tỷ đồng, giảm 0,9 tỷ đồng tương ứng với 3,9%.

Các công trình thuộc sự nghiệp khác có giá trị nghiệm thu và đề nghị quyết toán 6,7 tỷ đồng, giá trị quyết toán được phê duyệt 6,7 tỷ đồng.

Kết quả khảo sát ý kiến cho thấy có 37,5% ý kiến đánh giá cho rằng công tác lập và thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở mức nhanh, 37,5% đánh giá các công tác này ở mức kịp thời, 20% đánh giá ở mức bình thường. Một số ý kiến cho rằng công tác lập và thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn ở mức chậm chiếm tỷ lệ 2,5% và rất chậm chiếm 2,5%.

d. Hoạt động giám sát, thanh tra quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

- Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện trong giai đoạn 2011 - 2013 đã tổ chức một số cuộc giám sát về tình hình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước. Chất lượng của hoạt động giám sát đã từng bước được nâng lên, đi vào chiều sâu của công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước từ khâu lập kế hoạch phân bổ vốn, tạm ứng và thanh toán vốn, quyết toán vốn. Đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong hoạt động quản lý vốn, giúp cho hoạt động quản lý vốn được thực hiện theo đúng quy định.

- Công tác thanh tra đã đánh giá và chỉ ra những tồn tại trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản như: việc thực hiện pháp luật về đấu thầu; việc lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự toán; việc bố trí kế hoạch huy động và sử dụng vốn; thi công không đúng thiết kế - dự toán được duyệt, không đúng chủng loại vật tư, sai đơn giá vật liệu, nghiệm thu không chính xác khối lượng hoàn thành.

e. Tồn tại, hạn chế trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 83 thời gian qua chủ yếu từ nguồn đấu giá quyền sử dụng đất nên nguồn thu không ổn định và phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của thị trường bất động sản.

- Công tác lập kế hoạch và phân bố vốn còn dàn trải, cơ cấu phân bổ vốn chưa được hợp lý.

- Tình trạng chậm thanh toán tạm ứng còn xảy ra, có công trình đã đưa vào sử dụng nhưng chưa được quyết toán.

- Công tác thẩm tra quyết toán chưa chuyên sâu và thiếu cán bộ chuyên môn có năng lực, kinh nghiệm.

- Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện chưa được thường xuyên, chất lượng của hoạt động giám sát chưa cao.

- Công tác thanh tra chưa thực sự phát huy được hiệu lực trong việc phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm trong hoạt động quản lý, chưa đánh giá được hiệu quả của vốn đầu tư.

- Thanh tra huyện chưa tiến hành cuộc thanh tra nào về chuyên đề vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.

4.5.1.2 Căn cứ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

a. Căn cứ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên

- Đến năm 2020, phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Vùng thủ đô Hà Nội, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực.

- Khai thác, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao; tập trung đầu tư xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp và dịch vụ; coi trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, gắn với xây dựng nông thôn mới để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm những lĩnh vực có lợi thế, có giá trị tăng cao, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

- Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của nhân dân; phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với bảo vệ tài nguyên và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 84 môi trường; xây dựng đô thị, nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội.

- Chú trọng phát triển giáo dục và đào tạo, phát triển khoa học công nghệ; phát huy truyền thống văn hiến, khuyến khích tinh thần năng động sáng tạo của nhân dân, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của chính quyền các cấp để xây dựng Hưng Yên trở thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực của Vùng đồng bằng sông Hồng và của cả nước.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

- Phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo để đáp ứng nguồn lực cho phát triển; tạo môi trường đầu tư - kinh doanh lành mạnh, có sức cạnh tranh cao; liên kết chặt chẽ với các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và các địa phương khác để phát triển nhanh và bền vững, tạo tiền đề vững chắc để Hưng Yên cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020; nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân; quốc phòng - an ninh được bảo đảm.

b. Căn cứ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Kim Động

- Kết hợp việc đẩy mạnh quá trình đô thị hóa với phát triển nông thôn.

- Tăng trưởng kinh tế gắn liền với công bằng xã hội nhằm tạo ra sự ổn định vững chắc cho quá trình tăng trưởng và đảm bảo phát triển bền vững.

- Phát triển kinh tế - xã hội phải kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường và sinh thái.

- Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong thế trận toàn dân, giữ vững an ninh, chính trị trong các giai đoạn phát triển.

- Phát triển nông nghiệp sinh thái đa dạng trên nền cây lúa, cây rau, quả, chăn nuôi, thủy sản và ứng dụng phổ biến các ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất, chế biến, bảo quản tiêu thụ sản phẩm.

- Phát triển các loại hình công nghiệp vừa và nhỏ như: cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp; các loại hình chế biến lương thực thực phẩm, chế biến rau quả phục vụ các thành phố lớn và khu cụm công nghiệp.

- Đẩy mạnh các cơ sở hàng hóa phục vụ xuất khẩu: hoa quả xuất khẩu, nghề may phục vụ xuất khẩu, hàng thêu ren, mây tre đan.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 85 - Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 13,8% năm.

- Cơ cấu kinh tế giữa nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ: 21% - 34% - 45%. - Tổng thu ngân sách đạt 355 tỷ đồng, trong đó ngân sách huyện đạt 57,5 tỷ đồng.

- Giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 44,5 triệu đồng/người/năm.

- Phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ phòng học được xây dựng kiên cố hóa cao tầng bậc Trung học cơ sở và Tiểu học đạt 100%. Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia: Mầm non 37%, Trung học cơ sở 56%, Tiểu học 90%.

- Duy trì 100% trạm y tế xã có bác sỹ; 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. - Xây dựng xã đạt tiêu chí nông thôn mới: 04 xã.

Một phần của tài liệu quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của huyện kim động, tỉnh hưng yên (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)