Thừa tài liệu thức p

Một phần của tài liệu Vai trò của xã hội dân sự trong thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 40 - 41)

6. Kết cấu của luận văn

1.5.3.1. thừa tài liệu thức p

Xem xét các tài liệu và các văn bản liên quan để có sự hiểu biết chung về bối cảnh xã hội dân sự. Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở kế thừa toàn bộ những số liệu, tài liệu, bản đồ và kết quả nghiên cứu của các dự án liên quan đến biến đổi khí hậu tại thành phố Quy Nhơn. Trên cơ sở đó sẽ cho phép đánh chúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu.

Tác giả chủ yếu thu thập gồm các ấn phẩm từ các nguồn khác nhau bao gồm báo cáo và nghiên cứu của các cơ quan chính phủ, các nhà tài trợ quốc tế, các tổ chức NGO. Đặc biệt là từ các dự án đã và đang triển khai tại thành phố Quy Nhơn (Dự án Mạng lưới các thành phố ở Châu Á có khả năng chống chịu với BĐKH (ACCCRN) – Quỹ Rockefeller (Hoa Kỳ) tài trợ thông qua ISET (Hoa Kỳ); Dự án Thích ứng với BĐKH và nước biển dâng tại khu vực ven biển và đảo Việt Nam. (AUSAID tài trợ thông qua AFAP, 2009 - 2011); Dự án “Lá chắn xanh: Tăng cường khả năng ứng phó của cộng đồng ven biển trước những tác động của thiên tai” (USAID tài trợ thông qua CRS, 2013 - 2014); Dự án “Mô hình truyền thông rủi ro do BĐKH và thích ứng tại các cộng đồng ven biển và châu thổ tại VN", do Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế - IDRC (Canada) tài trợ, 2012-2014 ). Các tài liệu được rà soát và phân tích để xác định và tìm hiểu về vai trò của XHDS trong việc thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cũng như ở Việt Nam.

Nguồn dữ liệu

Các dữ liệu sử dụng trong luận văn để đánh giá tác động của BĐKH và đánh giá nguy cơ tổn thương cho thành phố Quy Nhơn chủ yếu được sử dụng từ 2 nguồn:

- Niên giám thống kê từ năm 2000 đến năm 2014 của thành phố Quy Nhơn và tỉnh Bình Định, các báo cáo, đề tài, dự án, các số liệu quan trắc về khí tượng, thủy văn, phương hướng, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của UBND tỉnh, thành phố, các Sở ban ngành có liên quan. Do đó, số liệu thu thập đảm bảo độ tin cậy, chính xác và hoàn toàn có thể sử dụng để tính toán. Nguồn dữ liệu này chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu (số liệu thứ cấp);

27

- Kế thừa dữ liệu của hai Dự án ACCCRN và Dự án IDRC về BĐKH tại Quy Nhơn mà tác giả là một trợ lý nghiên cứu như:

+ Số liệu về kịch bản BĐKH, nước biển dâng, các số liệu về khí tượng, thủy văn; + Các báo cáo tổng kết về tình hình dân số, di cư, thu nhập, ngân sách, các dịch vụ xã hội, các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng;

+ Các số liệu về kinh tế, xã hội, giáo dục, môi trường;

+ Các kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, phát triển ngành, phát triển không gian đô thị của địa phương;

+ Các dự án, chương trình phát triển quan trọng đã và đang và sẽ thực hiện trên địa bàn tỉnh/thành phố bao gồm cả các dự án;

+ Các nghiên cứu liên quan đến biến đổi khí hậu, phòng tránh và quản lý thiên tai đã được thực hiện ở địa phương.

Một phần của tài liệu Vai trò của xã hội dân sự trong thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 40 - 41)