Đánh giá thực tiễn vai trò của XHDS tham gia ứng phó với BĐKH tại thành phố Quy

Một phần của tài liệu Vai trò của xã hội dân sự trong thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 80 - 100)

6. Kết cấu của luận văn

3.4.3. Đánh giá thực tiễn vai trò của XHDS tham gia ứng phó với BĐKH tại thành phố Quy

phố Quy Nhơn

Người dân đang cảm thấy cuộc sống của họ chịu tác động do những thay đổi về khí hậu và nguồn tài nguyên cơ bản gây ra, mặc dù khó có thể phân biệt được giữa các tác động như: lương thực, nước, năng lượng với những tác động của BĐKH tác động đến mọi mặt đời sống của người dân trên thành phố Quy Nhơn nói riêng và tỉnh Bình định nói chung. Trước những tình hình đó, tỉnh Bình Định đã hình thành bộ máy chuyên trách về BĐKH – CCCO mạng lưới hoạt động về BĐKH của tỉnh Bình Định nói chung và thành phố Quy Nhơn nói riêng, đã và đang phối hợp với XHDS để hành động ứng phó với BĐKH. Những hành động này bao gồm sự thay đổi về sinh kế và lối sống.

- Ứng phó với sự thay đổi

31 người được phỏng vấn sâu xem người dân đã thay đổi sinh kế do các vấn đề liên quan đến tình trạng thiếu hụt lương thực, nước, năng lượng cũng như các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt. Trong đó họ đã thay đổi về sinh kế. Hầu hết đã phải tìm cách khác nhau để tạo thu nhập (40%), thay đổi công việc (25%), trồng các loại cây mới thay thế (26%), hoặc di cư (10%)

67

Biểu đồ: 3.1. hững thay đổi sinh k ứng phó của người d n với sự thay đổi của kh h u

Những thay đổi về lối sống cũng là những biện pháp ứng phó hiệu quả trước những thay đổi về nguồn nước, thức ăn, năng lượng hay thời tiết. Trong số đó hầu hết đều sử dụng điện tiết kiệm hơn (35%), trữ hoặc tiết kiệm nước (31%), hạn chế lãng phí thực phẩm (13%) và tiết kiệm tiền (12%).

Biều đồ: 3.2. hững thay đổi lối sống ứng phó của người d n với sự thay đổi của kh h u

A. Văn phòng Điều phối về BĐKH tỉnh điều phối và tổ chức thực hiện với sự

68

với BĐKH, thu hút vốn đầu tư cho công tác BĐKH: từ trung ương, tổ chức XHDS trong nước và nước ngoài

- Dự án Tăng cường năng lực quốc gia ứng phó với BĐKH và giảm phát thải khí nhà kính tại Việt Nam, Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ, 2010 – 2012

- Dự án Thích ứng với BĐKH và nước biển dâng tại khu vực ven biển và đảo Việt Nam, Quỹ Phát triển Quốc tế Úc (AusAID) tài trợ, 2009 - 2011.

- Dự án Mô hình truyền thông về rủi ro do BĐKH và thích ứng tại các cộng đồng ven biển và châu thổ tại Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế (IDRC), Canada tài trợ, 2012 - 2014.

Dự án áp dụng cách tiếp cận học hỏi về truyền thông. Diễn đàn học hỏi truyền thông rủi ro được xây dựng ở mỗi thành phố sẽ ghi nhận tầm quan trọng của kiến thức chuyên gia cũng như những kiến thức dựa trên kinh nghiệm thực tiễn, sự đa dạng trong mối quan tâm cũng như nhận thức về rủi ro giữa các bên liên quan, làm cơ sở hỗ trợ giảm thiểu rủi ro của những hiểm họa liên quan đến nước (như lũ, xâm nhậm mặn ) cũng như nâng cao năng lực thích ứng của các cộng đồng ven biển và châu thổ ở thành phố Quy Nhơn. Diễn đàn là nơi cùng hợp tác để thiết lập, thử nghiệm và đánh giá mô hình học hỏi chia sẻ truyền thông về rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu phù hợp với bối cảnh của thành phố. Bằng cách cung cấp những phương pháp truyền thông rủi ro BĐKH hiệu quả, những kết quả đóng góp vào kế hoạch hành động thích ứng BĐKH của chính quyền thành phố trong việc giải quyết các tác động của Biến đổi khí hậu với sinh kế của người dân và sự phát triển bền vững của đất nước.

Cụ thể, kết quả đạt được của dự án là:

• Đánh giá cách hiểu của các bên liên quan (bao gồm cả khu vực công và tư, các bên liên quan ở địa phương, cộng đồng, XHDS) về các loại hình, mức độ và nguồn gốc của các rủi ro về nước liên quan đến biến đổi khí hậu cũng như của các yếu tố bất định; • Hỗ trợ trao đổi giữa các bên liên quan khác nhau về hiểu biết của họ đối với các rủi ro và các yếu tố bất định cũng như cách thức ứng phó;

• Xây dựng các công cụ để hỗ trợ quảng bá thông tin về các rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu, các ýếu tố bất định và các cơ chế thích ứng tiềm năng;

• Thử nghiệm tính ứng dụng và tính hiệu quả của các công cụ, mô hình được xây dựng ở một số cộng đồng

69

• Chia sẻ và cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách cấp quốc gia nhằm cải thiện công tác truyền thông các rủi ro khí hậu và xa hơn là tăng cường hiệu quả của các chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Tham gia Mạng lưới các thành phố ở Châu Á có khả năng chống chịu với BĐKH (ACCCRN), Quỹ Rockefeller tài trợ, 2009 – 2015, với một số dự án can thiệp:

Quá trình hành động của các bên liên quan ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam, nhằm xây dựng khả năng thích ứng của các hệ thống cơ sở vật chất, tác nhân và thể chế trước tình trạng diện mạo đô thị đang thay đổi nhanh chóng và khí hậu cũng đang dần biến đổi.

Thông qua chương trình ACCCRN, ISET-Việt Nam, Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ, và tổ chức Challenge to Change đã hỗ trợ nhiều bên liên quan khác nhau ở Quy Nhơn tìm hiểu về những thách thức liên quan lẫn nhau giữa BĐKH và phát triển đô thị, đánh giá các lĩnh vực ưu tiên hành động, và thử nghiệm các can thiệp nhằm xây dựng khả năng thích ứng. Quá trình này có sự tham gia của các tác nhân ở địa phương, từ cấp tỉnh tới cấp cộng đồng, bao gồm UBND tỉnh, thành phố đến xã phường, các sở ban ngành, XHDS (tổ chức quần chúng, tổ chức phi chính phủ) viện trường và người dân.

UBND tỉnh sẽ trực tiếp cấp Quyết định thành lập Văn phòng điều phối. UBND cũng sẽ xác định vai trò và trách nhiệm của các cán bộ và các ban/ngành có liên quan tham gia vào việc tổ chức và quản lý Văn phòng. Các cán bộ sẽ làm việc chuyên trách, được ký hợp đồng lao động hợp pháp. Văn phòng điều phối sẽ nhận được sự chỉ đạo trực tiếp và báo cáo lên Ban chỉ đạo Biến đổi khí hậu Tỉnh, nhưng sẽ được đặt tại Sở Tài nguyên và Môi trường.

Ban chỉ đạo dự án sẽ bao gồm các đại diện cao cấp tại các phòng ban chuyên môn và từ tổ chức ISET. Một Phó Chánh Văn phòng thường trực sẽ là Phó Chủ tịch của UBND thành phố Quy Nhơn. Phó Chánh Văn phòng còn lại sẽ là Ông Đinh Văn Tiên, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, người có trách nhiệm hỗ trợ kỹ thuật và hành chính cho Ban chỉ đạo. Văn phòng sẽ báo cáo trực tiếp lên Ban chỉ đạo nơi đưa ra các quyết định quản lý và định hướng cho Văn phòng. Theo chủ ý của Dự án ACCCRN, Ban chỉ đạo sẽ mở một tài khoản riêng cho Dự án và chủ động trong các

70

quyết định về nhân sự cũng như chi tiêu. Ban chỉ đạo sẽ thuê khoán một kế toán cho Dự án để đảm bao việc quản lý quỹ cho Dự án phù hợp với các quy định tài chính của ISET và Quỹ Rockefeller.

Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ là đơn vị triển khai dự án. Việc này sẽ đảm bảo tính bền vững cảu dự án và tránh chồng chéo vì Sở hiện đang là đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng Kế hoạch Hành động cho Tỉnh trong khuôn khổ của Chương trình Mục tiêu Quốc gia về ứng phó với BĐKH.

Các sở/ban/ngành khác tại địa phương và các tổ chức XHDS có liên quan, đặc biệt là Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, và các Ban chỉ đạo Phòng chống Lũ bão cấp tỉnh và thành phố, Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Bình Định (viết tắt là Liên Hiệp Hội), Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh, thành phố Quy Nhơn, Các tổ chức NGO đang làm việc về BĐKH tại Quy Nhơn, Hội Làm vườn phố Quy Nhơn, Hội Chữ thập đỏ phố Quy Nhơn, Hội Cựu chiến binh thành phố Quy Nhơn, Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Quy Nhơn, Hội Nông dân TP. Quy Nhơn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dữ liệu, thông tin cũng như hỗ trợ kỹ thuật. Những đối tác này sẽ báo cáo lại cho Ban chỉ đạo của dự án. Một vài đối tác cũng sẽ tham gia trong các nghiên cứu hợp tác với Văn phòng CCCO trong các đánh giá tác động của BĐKH trong ngành của họ và lồng ghép các hoạt động thích ứng với BĐKH trong quy trình lập kế hoạch phát triển ngành.

NISTPASS sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật thường xuyên và tổ chức các buổi tập huấn chung cho các Văn phòng Điều phối về BĐKH ở phố thành phố Quy Nhơn, bao gồm hỗ trợ cho quá trình lập kế hoạch chống BĐKH, tạo điều kiện cho các thủ tục chia sẻ dữ liệu với các cơ quan quốc gia, xem xét và cho ý kiến về chất lượng của các dự án nghiên cứu của địa phương, thu xếp thuê các chuyên gia nhà nước để hỗ trợ phân tích khả năng chống chịu và xây dựng năng lực của địa phương, tiến hành phân tích các rào cản về chính sách đối với các can thiệp cấp thành phố, hỗ trợ các cơ hội tập huấn chia sẻ của cán bộ Văn phòng Điều phối về BĐKH, chia sẻ các bài học kinh nghiệm và sự phát triển của một cộng đồng quốc gia thực hành chống BĐKH trong sự liên kết với các dự án khác về thích ứng với BĐKH, và đảm bảo rằng các cơ quan chủ chốt cấp nhà nước tham gia một cách có hiệu quả vào việc hỗ trợ nhân rộng và phổ biến các bài học kinh nghiệm ở cấp thành phố.

71

Cùng với CCCO, CtC và ISET triển khai đánh giá nhu cầu và thiếu sót trong việc xây dựng năng lực.

Tổ chức các khóa đào tạo và xây dựng năng lực cho cán bộ các văn phòng điều phối của các thành phố cũng như cán bộ các sở ban ngành ở địa phương. NISTPASS có thể huy động các chuyên gia quốc gia, quốc tế, cấp vùng và các chuyên gia trong mạng lưới của mình để hỗ trợ hoạt động này.

Làm việc cùng ISET để đảm bảo tính hiệu quả trong việc tiếp nhận và xử lý các phản hồi trong việc cải thiện và biên dịch các Khung thích ứng và Hướng dẫn về lập kế hoạch của ACCCRN sang tiếng Việt. NISTPASS cũng sẽ hổ trợ trong việc tập huấn và hướng dẫn ứng dụng các vấn đề kỹ thuật cho các cán bộ thành phố.

Lập kế hoạch, tổ chức và cung cấp hỗ trỡ kỹ thuật và hậu cần cho quá trình học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm giữa 3 thành phố trong mạng lưới.

Hỗ trợ các cán bộ CCCO truy cập vào dữ liệu chuyên ngành cấp quốc gia sử dụng cho hệ thống quản lý thông tin, phân tích và lập kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu tại địa phương.

Hỗ trợ các Văn phòng CCCO tiếp cận các quỹ thích ứng với Biến đổi khí hậu của các bộ thuộc chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu và các chương trình khác.

Phối hợp của những đối tác triển khai thực hiện ở các thành phố để phân tích và tổng hợp các kinh nghiệm, các trường hợp của các hoạt động thích ứng với khí hậu tại địa phương. Phối hợp với các bộ ngành nhằm tăng cường các hỗ trợ về chính sách cho các nỗ lực của địa phương và hoạt động nhân rộng mô hình.

Đảm bảo rằng các bài học kinh nghiệm quan trọng và các điển hình thực tiễn tốt nổi bật được chuyển tải tới cấp quốc gia và các rào cản chính sách cũng như những hạn chế trong việc thích ứng với khí hậu tại địa phương được xác định nhằm hỗ trợ cho các cơ quan có thẩm quyền lập kế hoạch hành động.

Cùng với các văn phòng điều phối biến đổi khí hậu của các thành phố, tiếp cận các hiệp hội các đô thị Việt Nam, các tổ chức quốc gia khác và các chính quyền địa phương khác để chuyển giao các bài học và hỗ trợ nhân rộng những kinh nghiệm của ACCCRN.

Challenge to Change (CtC) sẽ hỗ trợ cho sự tham gia của cộng đồng vào quá trình lập kế hoạch thông qua việc nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực của các

72

bên tham gia ở cấp cộng đồng, đặc biệt là của các cán bộ địa phương và các nhóm dễ bị tổn thương. Họ sẽ cung cấp các tập huấn thực tế cho địa phương về Quản lý Rủi ro Thiên tai dựa vào Cộng đồng nhằm ứng phó với BĐKH, và đảm bảo rằng xem xét tới ý kiến của các nhóm dễ bị tổn thương được trong quá trình lập kế hoạch chống BĐKH. Điều này sẽ đòi hỏi một sự phối hợp kỹ càng giữa CtC và Văn phòng Điều phối về BĐKH để xây dựng một kế hoạch công tác tổng hợp và để theo đuổi các mục tiêu về lập kế hoạch của cộng đồng. Đóng góp của CtC sẽ sử dụng một ngân sách riêng.

ISET trong vai trò hỗ trợ kỹ thuật đối với dự án này, ISET sẽ xem xét chất lượng kỹ thuật của các nghiên cứu về khả năng chống chịu với BĐKH do Văn phòng Điều phối về BĐKH thực hiện với các sở ngành khác nhau. Nhiệm vụ này là rất đặc trưng đối với các yêu cầu của TP Quy Nhơn và không nằm trong công tác quản lý dự án hay các vai trò điều phối nói chung của ISET.

Dưới sự chỉ thị của Ban Chỉ đạo về BĐKH và dự án tài trợ của Quỹ Rockefeller, văn phòng CCCO có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động cụ thể:

Hoạt động hỗ trợ họat động của Văn phòng Điều phối về BĐ H tỉnh Bình Định, 01/2011 - 12/2014.

Những thủ tục hành chính (vị trí, thẩm quyền báo cáo, khu vực ) đã được hoàn tất trước tháng 12/2010. Sau khi sắp xếp được các vấn đề hành chính, kinh phí được phê duyệt, cán bộ sẽ được tuyển ở các vị trí các bộ địa phương. Tuỳ thuộc vào quỹ Rockefeller mà trong trường hợp này có thể không hoàn thành tuyển nhân viên và thiết lập văn phòng cho đến sau Tết (tháng 2/2011). Một khi các cán bộ được tuyển họ sẽ cùng nhau tham gia đợt tập huấn quốc gia cùng với các văn phòng của các thành phố khác (xem đề xuất của NISTPASS).

Tại Quy Nhơn các đối tác ACCCRN đều đi đến một kết luận chung về tính dễ bị tổn thương về mặt thể chế của thành phố mình: một trở ngại chính của quá trình xây dựng năng lực thích ứng của thành phố là việc thiếu các cơ chế hiệu quả giúp điều phối và phối hợp hài hòa nỗ lực của các ngành, các cấp chính quyền và XHDS. Đây cũng chính là chủ đề chủ đạo của tư duy thích ứng: sự cần thiết của quá trình học hỏi và phối hợp giữa các tác nhân trong cùng một hệ thống. Các đối tác địa phương đều khẳng định rằng chính quyền địa phương luôn phải căn cứ vào các thông tin thực tế và xem xét các yếu tố khí hậu trong công tác hoạch định của thành phố và triển khai

73

chương trình Mục tiêu Quốc gia về ứng phó với BĐKH (NTP). CCCO được thành lập năm 2011 với sự hỗ trợ của chương trình ACCCRN và UBND tỉnh Bình Định, chịu trách nhiệm xây dựng và điều phối các cơ quan bên ngoài và đối tác địa phương trong các dự án giảm thiểu và thích ứng BĐKH. Dưới sự quản lý của Ban Chỉ đạo về BĐKH của tỉnh, CCCO đóng nhiều vai trò và sử dụng nhiều cơ chế khác nhau để thúc đẩy quá trình điều phối và phối hợp hiệu quả, và để cải thiện việc lập kế hoạch và đầu tư cho BĐKH.

Hoạt động n ng cao nh n thức và x y dựng năng lực liên quan đ n BĐ H cho đội

Một phần của tài liệu Vai trò của xã hội dân sự trong thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 80 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)