Nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Vai trò của xã hội dân sự trong thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 30 - 32)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Nghiên cứu trên thế giới

Biến đổi khí hậu ngày càng trở thành một thách thức lớn đối với sự phát triển toàn cầu. Do vậy, biến đổi khí hậu được xem như một lĩnh vực quan trọng của các hoạt động hệ thống xã hội dân sự. Với mục đích hợp tác giải quyết các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu. Tổ chức IPCC được ra đời do Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cùng với Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) đồng thành lập (năm 1988) nhằm đánh giá "các thông tin khoa học, kỹ thuật và KT-XH cho phép tìm hiểu các nguy cơ của BĐKH do con người gây ra”. Kể từ đó đến nay nhiều tổ chức XHDS quốc tế và các nhà khoa học trên thế giới đã tập trung vào đánh giá tác động của BĐKH tại các khu vực, vùng lãnh thổ và đặc biệt là tại quốc gia được dự báo là sẽ hứng chịu nhiều rủi ro nhất do BĐKH.

IPCC ra đời đánh dấu bước quan trọng về nhận thức và hành động của toàn thế giới trước thảm họa BĐKH toàn cầu. Là một tổ chức tiêu biểu, tập hợp trí tuệ từ tất cả các quốc gia, IPCC đã tổng hợp hàng loạt các nghiên cứu từ nguyên nhân đến hệ quả như: nhiệt độ bề mặt Trái đất và mực nước biển ngày càng tăng, cùng với những biến đổi về thời tiết, thủy văn, hải dương..., từ tác động của nó đối với tự nhiên, môi trường, các đối tượng KT-XH đến việc xây dựng giải pháp thích ứng và chiến lược ứng phó toàn cầu. Các báo cáo của IPCC là cơ sở cho các hội nghị toàn cầu về BĐKH như Hội nghị Thượng đỉnh của LHQ về Môi trường và Phát triển ở Rio de Janeiro,1992; Hội nghị các bên nước tham gia UNFCCC (từ COP 1 đến COP-20 diễn ra từ ngày 1-12/12 tại thủ đô Lima, Peru)

BĐKH không chỉ đơn thuần tác động tới tự nhiên mà còn là thách thức về kinh tế, xã hội của nhân loại. Theo một một nghiên cứu mới đây được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố cuối năm 2014. Tình trạng nóng lên toàn cầu và các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho phát triển như làm giảm sản lượng cây trồng, biến đổi nguồn nước, dâng nước biển , đe dọa sinh kế của hàng triệu con người. Theo báo cáo nghiên cứu, hiện tượng nắng nóng cực đoan chưa từng thấy có thể kéo dài trong suốt hơn 60% thời gian của những tháng mùa hè và nguy cơ hạn hán sẽ tăng 20% khi trái đất ấm lên 4 độ C tại các khu vực ở Trung Á và đặc biệt tại phía Tây bán đảo Bankal. Cùng với đó, hiện tượng lũ lụt ở các khu vực ven sông cũng gia tăng vào mùa xuân do bang tan và mùa đông do các trận mưa lớn.

17

Báo cáo cũng khẳng định các tác động của biến đổi khí hậu như tình trạng nhiệt độ cao cực đoan là không thể tránh khỏi bởi đến giữa thế kỷ này nền nhiệt độ Trái đất đã ấm hơn 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Những hành động nhằm giảm nhiệt độ Trái đất đầy tham vọng hiện tại cũng không thể thay đổi điều này. Nguồn : (The report Turn Down the Heat: Confronting the New Climate Normal)

Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) nhận định, BĐKH được xem như là một trong những thách thức lớn nhất đối với "an ninh môi trường – phát triển toàn cầu". Đến năm 2025, khoảng 5 tỷ người có thể sẽ sống trong những khu vực có nguy cơ căng thẳng, xung đột liên quan đến nước và lương thực. Đến năm 2050, khoảng 150 triệu người có thể phải rời khỏi những khu vực duyên hải do BĐKH, bão, lụt hoặc nước ngọt bị nhiễm mặn. Chất lượng sống kém, dân cư quá đông đúc và tình trạng thiếu nước, mất vệ sinh cũng như không hiệu quả trong việc quản lý và xử lý rác thải là nguyên nhân gây ra tỷ lệ mắc bệnh ngày một cao.

Đóng góp đáng kể vào nỗ lực chung của thế giới trong ứng phó với biến đổi khí hậu, cộng đồng các Tổ chức XHDS, các cơ quan hợp tác và các Qũy quốc tế đã có những vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ để phát triển, vận động, tăng cường năng lực, tham gia lập kế hoạch hành động ứng phó với tác động của BĐKH và thực hiện các kế hoạch liên quan đến BĐKH nhằm góp phần làm giảm tính dễ bị tổn thương, và rủi ro trước thiên tai, tác động tiêu cực đến an ninh lương thực, gây bất bình đẳng xã hội và đói nghèo. Một số tổ chức điển hình như: CARE Quốc tế tại Việt Nam, ADB, Challenge to Change, Oxfam, RECOFTC, Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV), WWF, Plan International, Tổ chức Tầm Nhìn Thế Giới (WVV), Quỹ Ôxtrâylia vì Nhân dân Châu Á và Thái Bình Dương (AFAP), Quỹ Rockefeller, Cơ quan Phát triển Quốc tế Ôxtrâylia (AusAID), Mạng lưới các thành phố châu Á có khả năng chống chịu với Biến đổi Khí hậu (ACCCRN), Viện Chuyển đổi xã hội và môi trường- ISET và Liên hội Quốc tế Các Tổ chức Xã hội Dân sự (CIVICUS).

Từ các kết quả nghiên cứu được tổng hợp ở trên cho thấy, việc thích ứng và giảm nhẹ tác động BĐKH là của toàn nhân loại trong đó XHDS đóng vai trò hết sức quan trọng việc tham gia vào các quá trình hỗ trợ để phát triển, vận động, tăng cường năng lực, tham gia lập kế hoạch hành động ứng phó với tác động của BĐKH và thực hiện các kế hoạch.

18

Một phần của tài liệu Vai trò của xã hội dân sự trong thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)