6. Kết cấu của luận văn
3.4.4.2. XHDS tham gia vào quy trình pk hoạch ứng phó với BĐ H
Tổ chức tốt công tác lập kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH có sự tham gia của tác tổ chức XHDS là cơ sở cho sự ra đời một bản kế hoạch hành động tốt gồm các bước sau đây:
88
Bước 1: XHDS tham gia vào thành lập nhóm công tác
Nội dung chính của bước khởi động bao gồm: Thành lập nhóm công tác chủ chốt và các thành phần tham gia trong lập kế hoạch (tranh thủ sự hỗ trợ, ủng hộ của chính quyền các cấp địa phương, đại diện các sở ban ngành, các tổ chức XHDS (Hội nông dân, Hội Chữ thập đỏ, Đoàn thanh niên, Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, Hội liên hiệp Phụ nữ, Các tổ chức quốc tế và NGO ), trong đó bao gồm cả việc xây dựng cơ chế hoạt động và chức năng của các bên tham gia trong quy trình lập kế họach hành động. Kế tiếp là phác thảo một quy trình lập kế hoạch. Bao gồm việc làm rõ phạm vi, quy trình, mục tiêu và những kết quả mong đợi của lập kế hoạch.
Bước 2: XHDS họp nhóm công tác xác định sơ bộ tác động của BĐKH tại địa phương
Mục tiêu chính của bước này là phân tích nhận dạng được tình hình thực tế BĐKH tại địa phương (Bắt đầu từ các thông tin về BĐKH kịch bản BĐKH, các số liệu lịch sử về BĐKH Thống kê số liệu quan trắc, xác định các tác động khí hậu tiềm ẩn từ các số liệu sẵn có, nhất về các biến thiên trong tương lai, các sự kiện cực đoan và tính bất định) và xác định được:
+ Các loại hình thiên tai liên quan đến BĐKH + Những khu vực bị ảnh hưởng/tác động nhiều nhất + Đối tượng nào bị ảnh hưởng/tác động nhiều nhất + Loại hình thiên tai gây tác động nhiều nhất
Trên cơ sở đó tìm thấy những mặt mạnh, yếu, các yếu tố cơ hội, thách thức trong giai đoạn lập kế hoạch hành động ứng phó BĐKH tương lai của địa phương như thế nào.
Yêu cầu đặt ra cho bước này là phải có sự đánh giá hiện trạng một cách đúng đắn và toàn diện, có so sánh với quá khứ và tương lai, với các địa phương khác trong bối cảnh BĐKH toàn cầu. Để đạt được yêu cầu trên, những nội dung sau đây cần được thực hiện: Phân tích khả năng ứng phó BĐKH của địa phương; đánh giá thực trạng ứng phó với BĐKH; phân tích các yếu tố tác động của BĐKH đến hiện tại và dự báo tương lai của địa phương; cuối cùng là mô tả bức tranh toàn cảnh của địa phương ở điểm khởi đầu của kế hoạch.
89
Bước 3: XHDS tham gia vào đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương
Bước thứ hai là xác định trình trạng dễ bị tổn thương của địa phương trước các tác động của BĐKH. Bước này không chỉ phụ thuộc vào khả năng hứng chịu với các hiểm họa, mà còn phụ thuộc vào chất lượng cơ sở hạ tầng, hệ sinh thái, năng lực ứng phó của người dân và chính quyền tại địa phương cùng các cơ chế ứng phó hiện hành. Xác định được nguy cơ tồn tại tình trạng dễ bị tổn thương, đánh giá rủi ro phải xác định được khả năng và mức độ thiệt hại dưới các tác động và tình trạng dễ bị tổn thương đã dự đoán.
- Rất nhiều công cụ được sử dụng để đánh giá: PRA
- Phải có sự tham gia của người dân địa phương tại khu vực tiến hành đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương. (bottom up)
Bước 4: XHDS tham gia vào phân tích và đề xuất các giải pháp ứng phó dựa vào kết quả đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương.
Các giải pháp ứng phó này được chia làm 2 cấp độ:
- Cấp độ 1: Các giải pháp ứng phó, do các chuyên viên các sở ban ngành kết hợp với ý kiến đề xuất tham vấn của các nhà hoạch định chính sách cấp cáo tại địa phương (Giám đốc các sở ban ngành, Phó Chủ tịch thành phố, Phó Chủ tịch tỉnh .)
- Cấp độ 2: Các hành động ứng phó cụ thể do nhóm công tác đưa ra kết hợp với các hoạt động cụ thể do người dân đề xuất trong quá trình đánh giá tính dễ bị tổn thương và tham vấn cộng đồng.
Bước 5: XHDS tham gia vào xác định và lựa chọn các ưu tiên cho KHHĐ ứng phó với BĐKH.
Căn cứ những giải pháp đã được đề xuất trong ở Bước 4, rà soát những giải pháp đã được thực hiện, bổ sung những giải pháp mới được người dân địa phương kiến nghị trong các báo cáo VA mới và những giải pháp được tìm thấy trong quá trình tổng hợp đánh giá VA cho toàn bộ thành phố, một danh sách các giải pháp được ban soạn thảo đưa ra và lấy ý kiến thống nhất trong tổ công tác (theo từng loại hình thiên tai). Sau đó, các giải pháp sẽ được toàn bộ tổ công tác chấm điểm và sắp xếp thứ tự ưu tiên theo 03 tiêu chí: tính cấp thiết, tính khả thi và tính đa mục tiêu.
- Nhóm công tác tham vấn cộng đồng, các nhà hoạch định chính sách cấp cao về những tiêu chí để đánh giá ưu tiên giải pháp và hành động ứng phó. Thông thường số
90
lượng các tiêu chí từ 3 đến 5 tiêu chí, mỗi một tiêu chí lại đánh giá theo 3 mức độ: cao, thấp và trung bình.
- Dựa trên các tiêu chí và mức độ tiêu chí đưa ra. Tổ công tác tiến hành chấm điểm cho từng giải pháp và hành động ứng phó.
- Kết quả sẽ gồm 1 danh sách các giải pháp và các hoạt động ứng phó theo thứ tự ưu tiên từ thấp đến cao. Địa phương sẽ căn cứ vào đây để tổ chức thực hiện kế hoạch hành động.
- Dựa trên các đề xuất được tổng hợp từ cho các loại thiên tai trên đây, các giải pháp thích ứng chung và những hành động thích ứng đã được tổng hợp, chấm điểm theo các tiêu chí: tính cấp thiết, tính khả thi, tính đa mục tiêu (0-10: ưu tiên thấp; 10- 12: ưu tiên trung bình; 13-14: ưu tiên cao;15: ưu tiên cao nhất)
Bước 6: XHDS tham gia vào quá trình tổ chức thực hiện
Các tổ chức XHDS cùng với trách nhiệm của các sở, ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp và UBND thành phố Quy Nhơn tham gia tích cực và nắm vai trò chủ đạo trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH.
- Tham gia của các tổ chức XHDS
• XHDS tham gia vào thực hiện chương trình, kế hoạch ứng phó với BĐKH.
• XHDS thực hiện các hoạt động ứng phó với BĐKH ở cấp cộng đồng; tuyên truyền, hỗ trợ sinh kế, nâng cao nhận thức về BĐKH.
91
Chương 4
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA XHDS TRONG THÍCH ỨNG VÀ GIẢM NHẸ BĐKH
TẠI THÀNH PHỐ QUY NHƠN
Ứng phó với BĐKH là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị, của toàn xã hội, các ngành, các cấp, các tổ chức, mọi người dân và cần được tiến hành với sự đồng thuận và quyết tâm cao của cộng đồng. Từ việc khảo sát, đánh giá vai trò của XHDS tại phố Quy Nhơn trong việc tham gia tích cực xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của XHDS ứng phó với BĐKH bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, bảo đảm tính hệ thống, tổng hợp, liên ngành, liên vùng, xóa đói, giảm nghèo tại thành phố Quy Nhơn như sau :
1. Giải pháp liên kết XHDS
- Thành lập tổ nhóm phản ứng nhanh tự nguyện ứng phó với BĐKH trên địa bàn thành phố Quy Nhơn bao gồm các cán bộ nòng cốt của các Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội chữ thập đỏ, đoàn thanh niên từ từ cấp thôn, xã/phường đến cấp thành phố.
- Xây dựng cơ chế phối kết hợp giữa XHDS với các ban ngành của thành phố trong thực hiện các hoạt động cụ thể phòng chống giảm nhẹ 6 loại thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu đã được xác định trong chương 3, bao gồm: bão, ngập lụt, hạn hán, xói lở bờ biển, bờ đầm, xâm nhập mặn, cát di chuyển, tác giả đã tập trung phân tích để đề xuất các hoạt động thích ứng nhằm tăng cường khả năng thích ứng của thành phố, đặc biệt là các đối tượng dễ bị tổn thương.
(1) Bão :
Rà soát, thực hiện quy hoạch, kế hoạch trồng, bảo vệ rừng ngập mặn tại khu vực đầm Thị Nại
Đánh giá nhu cầu, rà soát quy hoạch và xây dựng tời kéo cho vùng bãi ngang. Nâng cao năng lực khai thác, chế biến thủy sản quy mô hộ và nhóm hộ vùng
ven biển thích ứng BĐKH; Hỗ trợ phát triển NTTS bền vững cho cộng đồng sống ven đầm Thị Nại.
Kiện toàn hệ thống cảnh báo, trạm báo bão, cung cấp thiết bị thông tin bão kịp thời cho cộng đồng.
92
Kiện toàn lực lượng ứng phó với bão (các cấp) và trang thiết bị cho lực lượng cứu hộ, nhóm dễ bị tổn thương ứng phó với bão (lực lượng thanh niên xung kích,...).
Nâng cao nhận thức và năng lực phòng chống bão cho cộng đồng.
Xây dựng nhà ở, công trình theo mô hình phòng chống bão, nhà tránh trú bão cộng đồng; kiên cố hóa nhà ở, công trình chịu gió bão (hệ thống đê kè ở Nhơn Hải, Nhơn Châu,...)
Lồng ghép vấn đề bão vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị của khu vực chịu ảnh hưởng trong điều kiện BĐKH.
Đánh giá tác động của bão đối với quy hoạch phát triển du lịch vùng ven biển (2) Ngập lụt
Lồng ghép vấn đề ngập lụt vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị của khu vực chịu ảnh hưởng trong điều kiện BĐKH
Quy hoạch tái định cư tại chỗ, xây dựng nhà ở theo mô hình phù hợp với điều kiện ngập lụt tại khu vực – Nhơn Bình, Nhơn Phú, Đống Đa.
Nâng cao nhận thức và năng lực phòng ngừa ngập lụt.
Xây dựng hệ thống quản lý thông tin và Tăng cường hệ thống dự báo, cảnh báo ngập lụt kịp thời.
Kiện toàn lực lượng ứng phó (các cấp) và trang thiết bị cho lực lượng ứng phó với ngập lụt (lực lượng thanh niên xung kích,...).
Hỗ trợ về sinh kế: Chuyển đổi ngành nghề, mùa vụ - chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản thích hợp- Khu vực Nhơn Bình, Nhơn Phú, Đống Đa. Xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch phục vụ cộng đồng khu vực ngập lụt. Nghiên cứu xây dựng và ban hành quy định về quản lý và khai thác các hồ chứa
nước đa mục tiêu đảm bảo giảm thiểu ngập lụt.
Nghiên cứu tác động của ngập lụt đối với đa dạng sinh học đầm Thị Nại. Gia cố, nâng cấp các công trình vùng ngập lụt
(3) Hạn hán
Hỗ trợ trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc tại các khu vực núi Vũng Chua, Bà Hỏa, ...
Trồng và bảo vệ rừng ngập mặn hạn chế tăng nhiệt độ trong khu vực. Nghiên cứu, hướng dẫn chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi phù hợp
93
Xây dựng hệ thống cung cấp nước phục vụ cộng đồng khu vực hạn hán
Nâng cao nhận thức và năng lực cho cộng đồng về quản lý, bảo vệ và khai thác rừng, khai thác nguồn nước hợp lý.
Lồng ghép vấn đề hạn hán vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị của khu vực chịu ảnh hưởng trong điều kiện BĐKH.
Nghiên cứu tác động của hạn hán đối với đa dạng sinh học đầm Thị Nại.
Nghiên cứu xây dựng và ban hành quy định về quản lý và khai thác các hồ chứa nước đa mục tiêu ứng phó với hạn hán.
Xây dựng quy hoạch khai thác, quản lý và sử dụng nước mặt và nước dưới đất một cách hợp lý.
(4) Xói lở bờ biển, bờ đầm
Quy hoạch và xây dựng khu tái định cư - di dân đến nơi an toàn kết hợp với việc xây dựng các công trình phúc lợi xã hội.
Gia cố, nâng cấp các công trình ven biển, ven đầm Trồng và bảo vệ rừng phòng hộ, rừng ngập mặn.
Tăng cường truyền thông xây dựng nhà ở tại khu vực có khả năng xói lở.
Lồng ghép vấn đề xói lở bờ biển vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị của khu vực chịu ảnh hưởng trong điều kiện BĐKH. Đánh giá tác động của xói lở bờ biển đối với quy hoạch phát triển du lịch vùng
ven biển.
Nghiên cứu khôi phục và bảo vệ hệ sinh thái rạn san hô dọc bờ biển
Đánh giá tác động của xói lở bờ biển, bờ đầm, bờ sông đối với sinh kế của cộng đồng.
Xây dựng đồng bộ và kiên cố hóa đường ven biển, ven đê, ven sông và hệ thống đê biển phù hợp.
(5) Xâm nhập mặn
Xây dựng quy hoạch khai thác, quản lý và sử dụng nước mặt và nước dưới đất một cách hợp lý.
Nghiên cứu xây dựng và ban hành quy định về quản lý và khai thác các hồ chứa nước đa mục tiêu đảm bảo dòng chảy môi trường
Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và sử dụng nguồn nước hợp lý. Xây dựng đồng bộ và kiên cố hệ thống đê ngăn mặn.
94
Xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch phục vụ cộng đồng khu vực xâm nhập mặn.
Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp.
Nghiên cứu tác động của xâm nhập mặn đối với đa dạng sinh học đầm Thị Nại. Lồng ghép vấn đề xâm nhập mặn vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội, phát triển đô thị của khu vực chịu ảnh hưởng trong điều kiện BĐKH. (6) Cát di chuyển
Hỗ trợ xây dựng kế hoạch thực hiện các quy hoạch khai thác cát, titan đồng bộ và hợp lý.
Quy hoạch và trồng rừng phòng hộ và phát triển thảm thực vật (Trồng rừng ven các trục đường để hạn chế tác động đến hệ thống giao thông).
Nâng cao nhận thức cộng đồng bảo vệ rừng phòng hộ, xây dựng nhà ở phù hợp trong vùng cát di chuyển ngầm.
Lồng ghép vấn đề cát di chuyển vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị của khu vực chịu ảnh hưởng trong điều kiện BĐKH.
2. Giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế về ứng phó với BĐKH
- Tăng cường phối hợp, hợp tác về ứng phó với BĐKH giữa các XHDS địa phương Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Bình Định (viết tắt là Liên Hiệp Hội), Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh, thành phố Quy Nhơn, Hội Làm vườn phố Quy Nhơn, Hội Chữ thập đỏ phố Quy Nhơn, Hội Cựu chiến binh thành phố Quy Nhơn, Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Quy Nhơn, Hội Nông dân TP. Quy Nhơn với các tổ chức XHDS ứng phó với BĐKH Quốc tế về các Chương trình ứng phó với BĐKH trên địa bàn thành phố Quy Nhơn. (chủ yếu các tổ chức NGO đang làm việc về BĐKH tại Quy Nhơn:
Mạng lưới các thành phố ở Châu Á có khả năng chống chịu với BĐKH (ACCCRN) – Quỹ Rockefeller (Hoa Kỳ) tài trợ thông qua ISET (Hoa Kỳ); Dự án Thích ứng với BĐKH và nước biển dâng tại khu vực ven biển và đảo
Việt Nam (AUSAID tài trợ thông qua AFAP;
Dự án “Lá chắn xanh: Tăng cường khả năng ứng phó của cộng đồng ven biển trước những tác động của thiên tai” USAID tài trợ thông qua CRS;
95
Dự án “Mô hình truyền thông rủi ro do BĐKH và thích ứng tại các cộng đồng ven biển và châu thổ tại VN", do Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế - IDRC (Canada) tài trợ;
Dự án Thoát nước và chống ngập úng, thích ứng với BĐKH do Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tài trợ, được triển khai từ năm 2013-2017 đã phối hợp với Hội CTĐ Đức, Hội CTĐ Việt Nam, Hội CTĐ Bình Định, CCCO Bình Định và các cơ quan hữu quan của tỉnh tiến hành khảo sát, đánh giá tình trạng RRTT tại một số phường của TP Quy Nhơn, như: Hải Cảng, Nhơn Bình, Thị Nại. Qua