Hiện trạng phát triển của XHD Sở Việt Nam

Một phần của tài liệu Vai trò của xã hội dân sự trong thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 44 - 49)

6. Kết cấu của luận văn

2.1. Hiện trạng phát triển của XHD Sở Việt Nam

Xuất phát từ những vấn đề cốt lõi nhất thuộc về đặc trưng, thực tiễn của xã hội Việt Nam, về bản sắc văn hóa, truyền thống, phong tục, tập quán, chế độ ở Việt Nam và trên cơ sở thống nhất kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia về vấn đề XHDS; đồng thời, đối chiếu với quan niệm phương Tây về vấn đề XHDS và những kinh nghiệm thực tế mà các nước đã và đang áp dụng, có thể coi XHDS đã tồn tại ở Việt Nam, trong môi trường dân chủ có những đặc trưng riêng biệt, khác hẳn so với XHDS ở các nước phương Tây. gu n: (Vũ Duy Phú, Đặng Ngọc Dinh, Trần Trí Đức, Nguyễn Vi Khải,2013).

Tại Việt Nam không thể có xã hội dân sự nếu không có Nhà nước pháp quyền, ngược lại, nhà nước pháp quyền không thể hoạt động tốt, nếu không có xã hội dân sự. Nhà nước pháp quyền được dần dần nói đến và định hình từ chính lịch sử xây dựng và phát triển của Nhà nước ta. Ngay từ khi thành lập và trong quá trình phát triển, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã và luôn là một nhà nước hợp hiến, hợp pháp. Những lần Hiến pháp được sửa đổi và thông qua là những bước củng cố cơ sở pháp luật cho tổ chức và hoạt động của bản thân các cơ quan nhà nước. Vì vậy, có thể nói, quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam là một quá trình lịch sử được bắt đầu ngay từ Tuyên ngôn độc lập năm 1945 và Hiến pháp năm 1946. Quá trình này đã trải qua hơn nửa thế kỷ với nhiều giai đoạn phát triển đặc thù. Ngày nay, quá trình này đang được tiếp tục ở một tầng cao phát triển mới với nhiều đòi hỏi và nhu cầu cải cách mới. Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam xuất phát từ định hướng xã hội chủ nghĩa mà mục tiêu cơ bản là xây dựng một chế độ xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. XHDS Việt Nam tư đó mà xuất hiện và hoạt động lành mạnh, phát huy vai trò trong một đất nước có tinh thần thượng tôn pháp luật, khi mọi người dân đều phải sống và được sống theo Hiến pháp và pháp luật. Bởi vậy, để hiểu cho đúng, không e ngại về XHDS, phải hiểu kỹ về nhà nước pháp quyền. Quốc hội, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, đặt vấn đề nghiên cứu về XHDS và việc tham gia của các tổ chức xã hội vào quy trình lập pháp

31

của Quốc hội, chủ đề của một Hội thảo khoa học do Văn phòng Quốc Hội, Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu Khoa học phối hợp với Dự án Hỗ trợ thể chế cho Việt Nam của Ủy ban Châu Âu tổ chức là một ghi nhận rất đáng mừng. Vì như vậy là vấn đề xây dựng XHDS đã chính thức đi vào đời sống pháp lý nói riêng và đời sống xã hội - chính trị của đất nước, khi mà tiến trình hội nhập đi vào chiều sâu, đánh dấu một cột mốc trong quá trình dân chủ hóa xã hội đang diễn ra. gu n: (Nguyễn Duy Qúy, 2005)

Theo một số nghiên cứu gần đây (tiêu biểu là Báo cáo đánh giá ban đầu về XHDS ở Việt Nam) đã xếp các loại hình tổ chức XHDS ở Việt Nam bao gồm 4 nhóm sau: (1) Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức quần chúng trực thuộc (Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Liên hiệp phụ nữ; Hội cựu chiến binh; Hội Nông dân; Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam). (2) Các hội nghề nghiệp, bao gồm cả các tổ chức liên hiệp hội thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; (3) Các NGO Việt Nam không có hội viên (còn gọi là các tổ chức khoa học công nghệ phi lợi nhuận, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện); (4) Các nhóm cộng đồng không có tư cách pháp nhân (như hội đồng hương, đồng ngũ, đồng niên...). Với hàng trăm tổ chức ở cấp quốc gia và hàng ngàn tổ chức ở cấp tỉnh thuộc các nhóm này. Các tổ chức XHDS được thành lập theo các quy định khác nhau, và thường là phức tạp. Cơ cấu XHDS ở Việt Nam đang thay đổi do sự xuất hiện của các tổ chức, mạng lưới và các nhóm mới đã định hình. Mối quan hệ giữa XHDS, Nhà nước và Đảng cũng đã trải qua những thay đổi đáng kể trong ba thập kỷ qua. Đổi mới và chính sách của chính phủ về "xã hội hóa" đã tạo nên một môi trường tốt hơn cho các nhóm công dân. Với sự xuất hiện của các tổ chức XHDS, Nhà nước đã xây dựng một khuôn khổ pháp lý quy định việc phê duyệt , giám sát và quản lý của nhà nước với các tổ chức XHDS.

Tranh luận về vai trò của XHDS ở Việt Nam đã trở nên công khai hơn. Chính phủ ngày càng công nhận sự đóng góp tích cực của XHDS đối với sự phát triển quốc gia. Cung cấp dịch vụ được coi là hình thức tham gia mạnh mẽ nhất của XHDS tại Việt Nam. Hỗ trợ cung cấp dịch vụ công với việc tập trung vào phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo, suy thoái môi trường, BĐKH và phát triển cộng đồng vẫn được coi là nhiệm vụ cốt lõi của nhiều tổ chức xã hội dân sự.

Để mô tả được chính xác đặc điểm của XHDS Việt Nam, trước hết cần mô tả được các lực lượng xã hội nói chung. Theo kết quả thảo luận của nhóm chuyên gia đại

32

diện thực hiện Dự án CSI-SAT lực lượng xã hội chính được xếp hạng theo mức độ ảnh hưởng trong xã hội.

Bảng 2.1.Các lực lượng xã hội ở Việt am, x p theo mức độ ảnh hưởng (c p độ 5-2)

Ảnh hưởng lớn nhất (5) Ảnh hưởng trung bình (4) Ảnh hưởng thấp (3) Ảnh hưởng ít nhất (2) 1. Đảng Cộng sản 2. Bộ Chính trị 1. Ban Tổ chức (Trung ương Đảng) 2. Chính phủ 3. Quốc hội 4. Các doanh nghiệp nhà nước 5. Các doanh nghiệp vốn nước ngoài 6. Chính quyền địa phương

7. Khu vực tư nhân 8. Báo chí, truyền thông đại chúng 1. Mặt trận Tổ quốc 3. Tòa án 4. Quân đội 5. Công an (cảnh sát) 6. Bộ Kế hoạch & Đầu

7. Bộ Thương mại

8. Các tổ chức quần chúng

9. Hội liên hiệp Phụ nữ 10. Các vị lãnh đạo cách mạng 11. Các tổ chức quốc tế ở Việt Nam 12. Các tổ chức tín ngưỡng 13. Các nhóm thiểu số 14. Tham nhũng/xã hội đen 1. Công đoàn 2. Các NGO Việt Nam 3. Hội cựu chiến binh Việt Nam gu n: (Bùi Thế Cường, 2005)

Cấu trúc của XHDS Việt Nam chủ yếu gồm các hội chính chị, xã hội, nghề nghiệp, các tổ chức phi chính chủ (NGO), các nhóm hoạt động theo sở thích,...

33

Bảng 2.2. Các lực lượng XHDS

1. Báo chí/Thông tin liên lạc/Truyền thông 2. Mặt trận Tổ quốc

3. Tổ chức quần chúng 4. Hội liên hiệp phụ nữ 5. Công đoàn

6. Các hội nghề nghiệp

7. Liên đoàn thanh niên/sinh viên 8. Các viện nghiên cứu/trường đại học 9. Giới chí thức

10. Các bậc lão thành cách mạng 11. Các tổ chức quốc tế ở Việt Nam 12. Các tổ chức tín ngưỡng

13. Các nhóm dân tộc thiểu số

14. Tham nhũng/xã hội đen (Các nhóm tệ nạn xã hội) 15. Các NGO

Các tổ chức XHDS hoạt động trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, chủ yếu ở các thành phố lớn như: Hà Nội (108 tổ chức), TP.HCM (148 tổ chức), Đà Nẵng (94 tổ chức), tập hợp chủ yếu trong một số Liên hiệp hội như: Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật, Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật...Các tổ chức XHDS đã thể hiện vai trò tích cực trong đời sống xã hội, huy động sức mạnh quần chúng tham gia giúp Nhà nước trong các nhiệm vụ liên quan đến quốc kế dân sinh.

Hầu hết các tổ chức hội, đoàn thể, NGO Việt Nam hoạt động theo đúng đường lối chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần mở rộng bầu không khí dân chủ, cởi mở trong xã hội, tăng cường đoàn kết toàn dân, động viên và khơi dậy nguồn lực to lớn của các tầng lớp nhân dân vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hơn nữa, các hiệp hội, NGO Việt Nam đã tích cực đóng góp ý kiến, tham gia vào quá trình xây dựng, triển khai chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, và còn là kênh ngoại giao nhân dân, tích cực tham gia đấu tranh phản bác các luận điệu chống Việt Nam.

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và các hội thành viên chú trọng công tác đào tạo, hướng vào mục tiêu nâng cao năng lực của các hội thành viên và hội viên; đào tạo nhân lực, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, chuyển giao tiến bộ kỹ

34

thuật góp phần nâng cao dân trí, thúc đẩy ứng dụng thành tựu khoa học và kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Việc đào tạo đã được tiến hành với nhiều hình thức: đào tạo chính quy; đào tạo ngắn hạn; tập huấn và chuyển giao kỹ thuật; mở các khoá đào tạo chuyên ngành...

Các tổ chức khoa học, công nghệ trực thuộc các hội, liên hiệp hội đã tập hợp các nhà khoa học và công nghệ trong mọi lĩnh vực nhằm phát huy tài năng và trí tuệ của họ để đóng góp vào sự nghiệp xã hội hoá các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, giáo dục đào tạo, góp phần xây dựng và phát triển đất nước; tạo việc làm và nguồn thu nhập hợp pháp cho các cán bộ khoa học thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, giáo dục đào tạo và các hoạt động xã hội khác; góp phần thực hiện vai trò nòng cốt trong việc tổ chức các phong trào quần chúng hướng về cơ sở, tiến quân vào khoa học, kỹ thuật.

Việc nhìn nhận ở Việt Nam có XHDS là việc làm có tính chất tạo động lực để khai thác nguồn lực quần chúng, phát huy dân chủ, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nhằm đạt các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo, trao quyền cho phụ nữ, tăng tính minh bạch, suy thoái môi trường và vấn đề BĐKH. Đặc biệt khuyến khích sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định và thực thi chính sách. Thành phần quan trọng của XHDS Việt Nam là các hội, hiệp hội trong dân chúng, trong làng xóm, mang tính chất liên kết cộng đồng.

Trong khi thừa nhận sự tồn tại khách quan và vai trò, tác dụng của các tổ chức xã hội dân sự ở nước ta trong việc tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân theo nghề nghiệp, lứa tuổi, sở thích, giới tính nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân như học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ các mặt, giúp đỡ, động viên nhau trong cuộc sống, tham gia sinh hoạt văn hóa, thể thao, du lịch, xã hội, từ thiện, bảo vệ môi trường..., cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Khi nói đến vai trò và các giá trị của xã hội dân sự, cần phải định vị rõ cách tiếp cận và phạm vi, tiêu chí xác định loại hình tổ chức xã hội dân sự cũng như bối cảnh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cụ thể của một quốc gia nhất định.

- Với tính chất là những mối quan hệ và liên kết mềm, tự quản, không thuần nhất, bản thân xã hội dân sự có không ít những hạn chế và thách thức nhất định

- Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, ngày càng có nhiều

35

tổ chức xã hội dân sự được thành lập và hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó có một số tổ chức là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Các tổ chức xã hội đã có nhiều đóng góp trong việc phát huy dân chủ, xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật và thực hiện giám sát, phản biện xã hội đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; chủ động tham gia cung ứng dịch vụ công, hỗ trợ cho hoạt động của Chính phủ trong việc phân phối và nâng cao chất lượng dịch vụ, giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo, giảm ô nhiễm môi trường, ứng phó với BĐKH... góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Để các thể chế của xã hội dân sự có thể phát huy tốt vai trò, tác dụng của mình đối với hội viên, thành viên và xã hội, nhất thiết phải có sự quản lý và định hướng bằng pháp luật của Nhà nước nhằm tạo ra một môi trường dân chủ lành mạnh cho sự phát triển hài hoà của toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Vai trò của xã hội dân sự trong thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)