Nhiệt độ tăng, hạn hán, thiếu nước

Một phần của tài liệu Vai trò của xã hội dân sự trong thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 70 - 72)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Nhiệt độ tăng, hạn hán, thiếu nước

Nhiệt độ tăng, hạn hán, thiếu nước là một trong những loại thiên tai gây thiệt hại không nhỏ cho thành phố Quy Nhơn. Hiện tượng này thường diễn ra vào mùa khô, nhất là các tháng 5, 6, 7 với nhiệt độ trung bình trên 29,5OC, đồng thời cực trị của nhiệt độ của Quy Nhơn đã tiệm cận mức 41 độ C. Hiện tượng này ngày càng gia tăng do yếu tố biến đổi khí hậu, thậm chí có thể xảy ra những hiện tượng hạn trong mùa lũ,

57

thời gian hạn sẽ kéo dài hơn, mức độ hạn trầm trọng hơn, chu kỳ hạn rút ngắn lại (trước đây 5-10 năm mới hạn, nay 1-2 năm đã xuất hiện hạn nặng).

Nguyên nhân

Trong mùa khô, nhiệt độ tăng, nắng nóng kéo dài (mùa khô kéo dài 8 tháng) làm cho lượng nước bị bốc hơi nhiều. Các nghiên cứu cho thấy nhiệt độ cực đại sẽ cao hơn, nhiều ngày nắng hơn và lượng mưa sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng hạn hán. Bên cạnh đó, do điều kiện địa hình có độ dốc lớn từ Tây sang Đông và lượng mưa giảm rõ rệt làm cho lượng nước trên các dòng sông cạn kiệt gây tình trạng thiếu hụt nước, khô hạn kéo dài.

Việc quy hoạch các hệ thống thủy lợi, sự thiếu ý thức trong việc bảo vệ sông, ngòi làm cho dòng chảy thu hẹp cùng với việc chặt phá rừng đầu nguồn, khai thác nước ngầm quá mức, sử dụng nước không tiết kiệm, hủy hoại thảm thực vật làm mất khả năng giữ nước vào mùa khô.

Lượng khí thải, chất thải ngày càng nhiều của các nhà máy công nghiệp cũng là nguyên nhân khiến nhiệt độ tăng cao làm thời tiết khô nóng, hạn hán. Hạn hán xảy ra cũng một phần do sự hạn chế về năng lực của chính quyền và thiếu ý thức của người dân địa phương.

Việc sụt giảm mực nước ngầm, nhiễm mặn và nhiễm phèn,ô nhiễm môi trường, nhiễm dầu (tại xã Nhơn Phú do bể đường ống dẫn dầu có từ trước năm 75) là nguyên nhân làm thiếu nước từ việc sử dụng giếng đào và giếng khoan.

Người dân thiếu ý thức và kiến thức trong việc bảo vệ nguồn nước, chủ động tìm kiếm và xử lý những nguồn nước có sẵn tại địa phương: nước mưa, nước giếng, sử dụng phèn để xử lý nước làm tăng thêm tình trạng thiếu nước ở Quy Nhơn.

Tác động chính

Các tác động chính của hạn hán bao gồm:

- Thiệt hại sản xuất: Hạn hán xảy ra làm khả năng sử dụng đất giảm do thiếu nước, tạo nguy cơ lớn cho xâm nhập mặn, thiếu hụt nước và là nguyên nhân chính ảnh hưởng tới giống cây trồng, vật nuôi, làm gián đoạn hoạt động sản xuất và giảm năng suất sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, hạn hán cũng ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động sản xuất công nghiệp của nhà máy, xí nghiệp chế biến v.v

- Ảnh hưởng sinh hoạt đời sống: Hạn hán kéo dài, nguồn nước bị ô nhiễm, thiếu hụt mực nước ngầm dẫn đến giảm lượng nước cấp, gây ra tình trạng cúp điện do thiếu

58

nước từ các nhà máy thủy điện, ảnh hưởng đáng kể tới đời sống, sinh hoạt của người dân. Theo đó, bệnh tật xảy ra cùng với việc cung ứng thực phẩm thiếu nước gây tác động xấu đến sức khỏe con người, nhất là người già, phụ nữ và trẻ em.

- Cháy rừng và ô nhiễm môi trường: Hạn hán, nhiệt độ tăng, khô nóng hủy hoại môi trường sống của nhiều loại động-thực vật và là nguyên nhân chính dễ dẫn đến cháy rừng, gây nhiều thiệt hại cho kinh tế và tác hại đến môi trường tự nhiên, mất thảm thực vật, làm tăng xói mòn, đất đai bạc màu, dễ gây lũ quét trong mùa mưa. Trong điều kiện thời tiết khô nóng, hạn hán, việc thiếu ý thức của người dân là nguyên nhân chính gây bùng phát cháy rừng.

Các tác động chính của nhiệt độ tăng bao gồm:

Giảm sản lượng nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản khi nhiệt độ vượt quá ngưỡng chịu đựng của cây trồng và vật nuôi;

Tác động đến sức khỏe của người dân, gia tăng sâu bệnh cho cây trồng vật nuôi Ảnh hưởng đến kinh tế của người dân khi phải thêm chi phí cho các biện pháp giảm nóng

Phạm vi tác động

Khu vực tác động của nhiệt độ tăng là toàn bộ thành phố. Khu vực ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước là rộng lớn, nhất là các địa phương ở vùng sâu, vùng xa, các vùng có quỹ đất nông nghiệp nhiều và ít có điều kiện sinh hoạt đô thị như các xã, phường: Phước Mỹ, Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu, Nhơn Bình, Nhơn Phú, Đống Đa, Nhơn Hội, Nhơn Lý, Nhơn Châu, Quang Trung, Ghềnh Ráng, Hải Cảng, Nhơn Hải, Vân Canh.

Một phần của tài liệu Vai trò của xã hội dân sự trong thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)