Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Vai trò của xã hội dân sự trong thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 34 - 37)

6. Kết cấu của luận văn

1.5.2.2. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý

Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bình Định, phía đông là biển Đông, phía tây giáp huyện Vân Canh, phía bắc giáp huyện Tuy Phước và huyện Phù Cát, phía nam giáp thị xã Sông Cầu của tỉnh Phú Yên. Quy Nhơn cách Hà Nội 1.065 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 690 km về phía Nam và cách

21

thành phố Pleiku (Tây Nguyên) 176 km. Thành phố Quy Nhơn có diện tích 285,49 km². Trong đó nội thị 145,67 km², ngoại thị 139,82 km². Quy Nhơn là đầu mối giao thông quan trọng có đầy đủ phương thức vận tải bằng đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa; có Quốc lộ 1A, 1D và QL 19 đi qua thành phố, nối liền Quy Nhơn theo trục Bắc – Nam, Đông Tây với khu vực và cả nước; cảng biển Quy Nhơn và Thị Nại nối thông đường hàng hải quốc tế và trong nước; Quy Nhơn cách sân bay Phù Cát khoảng 36km, mỗi ngày có 4 chuyến bay từ Quy Nhơn đi Sài Gòn, Hà Nội và ngược lại; cách ga Diêu Trì 11 km.

Thành phố có 16 phường: Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Lê Hồng Phong, Trần Phú, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Văn Cừ, Đống Đa, Thị Nại, Hải Cảng, Ngô Mây, Ghềnh Ráng, Quang Trung, Nhơn Bình, Nhơn Phú, Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu và 5 xã: Nhơn Lý, Nhơn Hội, Nhơn Châu, Nhơn Hải và Phước Mỹ (trong đó xã Phước Mỹ được tách từ huyện Tuy Phước và sáp nhập vào Quy Nhơn năm 2006. Phường Bùi Thị Xuân và phường Trần Quang Diệu được thành lập ngày 12/3/1987 từ xã Phước Long (thuộc huyện Tuy Phước) trong quá trình mở rộng thành phố Quy Nhơn về phía Tây Nam.

Thành phố Quy Nhơn chiếm một vị thế hết sức quan trọng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội của tỉnh Bình Định, cửa ngõ quan trọng của vùng Tây Nguyên và là một trong những đô thị hạt nhân của vùng Nam Trung Bộ, vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ, giữ vị trí quan trọng trong giao lưu, trao đổi thương mại trong nước và quốc tế.

Với ưu thế về vị trí địa lý, có cảng biển và cơ sở hạ tầng đô thị phát triển, Quy Nhơn được Thủ tướng Chính phủ xác định là một trong ba trung tâm thương mại và du lịch của vùng duyên hải Nam Trung Bộ (cùng với Đà Nẵng và Nha Trang).

22

gu n: http://quynhon.gov.vn/iwebos/portal/intro/general.c2p?intl=vi

Hình 1.1.Bản đ hành ch nh thành phố Quy hơn

- Địa hình

Quy Nhơn có nhiều thế đất khác nhau, đa dạng về cảnh quan địa lí như núi rừng, gò đồi, đồng ruộng, ruộng muối, bãi, đầm, hồ, sông ngòi, biển, bán đảo và đảo. Bờ biển Quy Nhơn dài 42 km, diện tích đầm, hồ nước lợ lớn, tài nguyên sinh vật biển phong phú, có nhiều loại đặc sản quý, có giá trị kinh tế cao bên cạnh đó, Quy Nhơn với 10 xã phường nằm sát mép biển và một xã đảo Nhơn Châu cũng rất thuận lợi cho việc đón các hoàn lưu khí quyển từ biển tràn vào gây mưa to, gió lớn, ngập lụt; Mặt khác địa hình vùng núi rất ngắn và dốc không có khả năng điều tiết lũ, nên dòng chảy lũ rất lớn dễ gây sạt lở, nhưng hết mưa là hết nước, nắng nóng triền miên, bởi vậy Quy Nhơn hội đủ các loại hình thiên tai do sự thay đổi khí hậu gây nên.

23

Nguồn: http://svhttdl.binhdinh.gov.vn

Hình 1.2. Đầm Thị ại

Với diện tích tự nhiên là 284.28 km2 (chiếm 4,8% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc), khu vực nội thành Thành phố Quy Nhơn nằm sát bờ biển, có 03 xã bán đảo (Nhơn Hội, Nhơn Lý, Nhơn Hải) và 01 xã đảo (Nhơn Châu).

Địa hình thành phố Quy Nhơn tương đối bằng phẳng, bị chia cắt bởi các ngọn núi Bà Hỏa và Vũng Chua. Cao độ nền từ 1,5m đến 4m, độ dốc trung bình từ 0,5 % đến 1,5%, hướng từ núi ra biển. Vùng có cao độ < 2m thường bị ngập lụt hàng năm.

Bờ biển từ Sông Cầu (Phú Yên) đến Trung Lương – Cát Tiến (Phù Cát) dài khoảng 55,6 km, trong đó có 33,6 km có dân cư và các hoạt động kinh tế khác. Khoảng 22 km bờ biển không có hoạt động của con người. Vùng bờ ven đầm Thị Nại bao gồm Tp Quy Nhơn – huyện Tuy Phước – huyện Phù Cát có chiều dài khoảng 41 km, chủ yếu hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, có khoảng 18 km có dân cư nông nghiệp sống dọc bờ đầm.

Một phần của tài liệu Vai trò của xã hội dân sự trong thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 34 - 37)