Năng lực và phân bổ nguồn lực ứng phó với BĐKH

Một phần của tài liệu Vai trò của xã hội dân sự trong thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 78 - 79)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.3. Năng lực và phân bổ nguồn lực ứng phó với BĐKH

a.Nhận thức về biến đổi khí hậu

Tại các buổi tham vấn cộng đồng và các tổ chức XHDS, hầu hết mọi người được tham vấn đều đã có nhận thức về BĐKH và những thay đổi bất thường của thời tiết, khí hậu trong những năm gần đây. Tuy nhiên, công tác ứng phó với biến đổi khí hậu vẫn đang là thách thức lớn. Thời gian tới thành phố cần phải có một chương trình nâng cao nhận thức một cách hệ thống từ các cán bộ cấp thành phố, phường/xã, thôn, các tổ chức XHDS như hội đoàn thể và cuối cùng là người dân. Nội dung tập huấn nên tập trung tới các chiến lược phòng tránh giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và dự báo/kịch bản biến đổi khí hậu, các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu vv..

b.Về nguồn lực tài chính phân bổ cho ứng phó với biến đổi khí hậu

Hàng năm, tỉnh đã có phân bổ nguồn kinh phí cho công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, công tác BĐKH. Tuy nhiên kinh phí này chủ yếu được sử dụng để cứu trợ khi đã có thiên tai xảy ra. Phần kinh phí cho nâng cấp cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai hoặc các chương trình phòng ngừa thiên tai còn hạn chế. Trong điều kiện biến đổi khí hậu, nguồn kinh phí này hết sức cần thiết để có thể chủ động ứng phó với BĐKH. Vì vậy, cần có cơ chế tài chính rõ ràng, hợp lý cho công tác ứng phó với BĐKH.

Trong tương lai cần phải đa dạng hóa nguồn kinh phí để triển khai các chương trình nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đến các đối tượng, các lĩnh vực khác nhau, xây dựng các quy trình, quy phạm (hiện tại vẫn sử dụng những nguồn hỗ trợ từ bên ngoài là chủ yếu).

c. Sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành với các tổ chức XHDS

Hiện tại, vai trò và trách nhiệm các cơ quan ban ngành và các tổ chức XHDS trong phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai tương đối chặt chẽ. Tuy nhiên, trong

65

điều kiện BĐKH, cần tăng cường các mối quan hệ này. Đồng thời, cần có những cơ chế, chính sách và thể chế cụ thể nhằm phân công rõ ràng cụ thể trách nhiệm của từng đối tượng có liên quan cũng như có các cơ chế tài chính, quản lý phù hợp.

d.Sự hỗ trợ từ bên ngoài

Thành phố đã và đang thực hiện một số các dự án do các tổ chức XHDS nước ngoài tài trợ liên quan đến phòng chống, giảm nhẹ thiên tai. Các dự án này mang lại hiệu quả khá tốt. (Dự án Mạng lưới các thành phố ở Châu Á có khả năng chống chịu với BĐKH– Quỹ Rockefeller tài trợ; Dự án “Lá chắn xanh: Tăng cường khả năng ứng phó của cộng đồng ven biển trước những tác động của thiên tai” USAID tài trợ thông qua CRS, 2013 - 2014; Dự án “Mô hình truyền thông rủi ro do BĐKH và thích ứng tại các cộng đồng ven biển và châu thổ tại VN", do Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế -IDRC (Canada) tài trợ, 2012 - 2014 )

3.4. Vai trò của xã hội dân sự trong xây dựng và triển khai Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH ở thành phố Quy Nhơn

Một phần của tài liệu Vai trò của xã hội dân sự trong thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)