Thể chế, chính sách hỗ trợ thích ứng với BĐKH

Một phần của tài liệu Vai trò của xã hội dân sự trong thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 75 - 76)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Thể chế, chính sách hỗ trợ thích ứng với BĐKH

a.Bộ máy và cơ chế điều phối

Tỉnh Bình Định đã thành lập Văn phòng điều phối biến đổi khí hậu gọi tắt là CCCO Bình Định. Đây là một cột mốc quan trọng cho thấy các cấp lãnh đạo đã nhận thấy ứng phó với BĐKH là công tác điều phối liên ngành cần có đơn vị đứng ra giúp UBND tỉnh và thành phố phối hợp công tác thích ứng với BĐKH trên địa bàn tỉnh và thành phố, bao gồm chương trình kế hoạch của chính phủ cũng như các chương trình hỗ trợ từ bên ngoài.

b.Các chính sách về BĐKH, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và các quy hoạch phát triển

đô thị, phát triển ngành, phát triển KTXH

Về chính sách liên quan đến BĐKH: thành phố bám sát các chương trình, kế hoạch Chiến lược quốc qua ứng phó với BĐKH từ trung ương và tỉnh. Tuy nhiên cơ chế giám sát đánh giá về hiệu quả của các hoạt động thích ứng với BĐKH đặc biệt là việc lồng ghép BĐKH vào kế hoạch phát triển ở địa phương còn hạn chế. Ngoài ra sự phối hợp với các huyện và các khu vực lân cận thành phố cũng còn chưa hiệu quả.

Về công tác GNRRTT thì thành phố cũng đã có một hệ thống PCTT và TKCN từ tỉnh đến xã, huyện, có các đội thanh niên xung kích ở các thôn, có sự tham gia chặt chẽ của các hội đoàn thể. Thành phố cũng đã xây dựng và thực hiện phương án, kế hoạch phù hợp với đặc thù riêng của mình, như: đã có xem xét lồng ghép ảnh hưởng của thiên tai bất thường trong xem xét quy mô của đê điều, quy hoạch dân cư vùng ven biển, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sử dụng đất trồng trong nông nghiệp, dự trữ vật liệu và các nguồn lực khác để ứng phó khi thiên tai xảy ra (4 tại chỗ: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư - phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ), đã có các qui

62

định, tiêu chuẩn hướng dẫn xây dựng nhà chống bão, lũ (tại các vùng thiên tai lũ lụt thì làm nhà cao, đổ sàn bê tông để làm nơi trú ẩn, hoặc nếu làm nhà 2-3 tầng trở lên thì cần tính đến lực gió) .; có các chính sách giúp người dân nhanh chóng phục hồi sau thiên tai như: hỗ trợ đối với người chết, bị thương, nhà sập, hư hỏng tuỳ từng mức có sự hỗ trợ khác nhau, hỗ trợ lúa giống cho phát triển nông nghiệp, hỗ trợ lương thực, cho vay để phát triển sản xuất; ; các ban ngành đều có Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để tham mưu cho thành phố, tỉnh chỉ đạo ứng phó khi thiên tai xảy ra. Có thể nói công tác GNRRTT của thành phố tương đối tốt.

Tuy nhiên, vì BĐKH và RRTT liên hệ chặt chẽ với nhau nên các chương trình, kế hoạch của thành phố vẫ còn một số hạn chế tồn tại trong quá trình lập và thực hiện chính sách như sau:

Tỉnh chưa có chỉ thị lồng ghép BĐKH trong quy hoạch, chương trình, dự án của ngành, lĩnh vực.

Chưa có quy trình/quy phạm thiết kế công trình phòng chống giảm nhẹ thiên tai trong điều kiện biến đổi khí hậu,

Thiếu nguồn lực tài chính để nâng cấp đê điều, hồ chứa, cảng tránh trú bão và các công trình phòng chống giảm nhẹ thiên tai khác,

Hiện đã có chính sách phân bổ tỷ lệ đầu tư cho phòng chống thiên tai nhưng cơ chế thực hiện vẫn chưa rõ ràng. Quy định chỉ ghi chung chung là dự phòng khoảng 2% ngân sách hàng năm của tỉnh cho phòng chống giảm nhẹ thiên tai nhưng tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của thiên tai hàng năm. Điều này chứng tỏ chính phủ/chính quyền thành phố vẫn chưa có các biện pháp tích cực chủ động phòng ngừa thiên tai.

Hoạt động truyền thông, trao đổi thông tin về thiên tai và biến đổi khí hậu để cung cấp các thông tin về BĐKH, giảm thiểu thiệt hại do BĐKH gây ra hiệu quả chưa cao.

Những người nhập cư không hợp pháp hiện nay thuộc đối tượng rất dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, hầu hết họ không được hưởng các chính sách quan tâm (như bảo hiểm y tế, chế độ nhà ở...).

Một phần của tài liệu Vai trò của xã hội dân sự trong thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)