Khái niệm XHDS và các cách hiểu khác nhau

Một phần của tài liệu Vai trò của xã hội dân sự trong thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 25 - 26)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.1.Khái niệm XHDS và các cách hiểu khác nhau

XHDS đã nảy sinh từ nhu cầu thực tiễn hoạt động của con người trong xã hội và đã xuất hiện từ rất sớm. Từ thời cổ đại Hy Lạp với các triết gia như Socrate, Plato và Aristotle, cụm từ XHDS vẫn luôn rất phức tạp, khó hiểu và chưa có định nghĩa thống nhất nào, mà tùy từng bối cảnh thời kỳ lịch sử, đặc trưng văn hóa và chế độ chính trị của mỗi quốc gia để đưa ra cách định nghĩa, quan niệm khác nhau.

Theo quan niệm của C.Mác: XHDS có nghĩa là những thu xếp, những thỏa thuận, những quan hệ,những hoạt động ngoài Nhà nước theo một khung pháp luật tạo thuận lợi nhiều hơn kiểm soát (Trần Việt Phương. XHDS và NNPQ, 3 bài nói tại Ban nghiên cứu của Thủ tướng;tr.5,6.)

Tuy vậy, nhìn rộng hơn, Mác cũng nhận thấy ở XHDS vấn đề cốt lõi chính là việc huy động sự tham gia của quần chúng, các hội, đoàn quần chúng (XHDS) đối với tiến trình lịch sử xã hội. Mác vạch rõ chính Nhà nước phải phục vụ XHDS. Mác đã từng khái quát vai trò của XHDS là “trung tâm thực sự, vũ đài thực sự của toàn bộ lịch sử”; ý nghĩa của nhận định này là ở chỗ, giai cấp nào, lực lượng xã hội nào, đảng chính trị nào muốn chiến thắng đều phải chiến thắng ở XHDS, tức là phải nắm được quần chúng, một lực lượng vật chất vô cùng to lớn.

- Theo (VIDS. Báo cáo đánh giá ban đầu về XHDS tại Việt am, Hà ội 1/2006;tr.9) công bố ngày 9/6/2006, “Liên minh thế giới về sự tham gia của công dân” (CIVICUS) đưa ra khái niệm: “XHDS là diễn đàn giữa gia đình, Nhà nước và thị trường, nơi mà mọi người bắt tay nhau để thúc đẩy quyền lợi chung”. Có thể nói, đây là cách đưa ra khái niệm rất “khôn khéo” của CIVICUS và những người tham gia dự án này, nhằm che dấu đi những vấn đề có tính nhạy cảm của XHDS, nhất là yếu tố tác

12

động đến Nhà nước của XHDS sau những biến cố phức tạp xảy ra làm sụp đổ hàng loạt nước XHCN ở Đông Âu, Liên Xô và các nước SNG.

Mặc dù đề cập đến XHDS ở những góc độ khác nhau, nhưng các quan điểm trên đều đề cập đến 5 yếu tố chung nhất sau đây:

Thứ nh t, XHDS là “môi trường” hay “mảng”, “khu vực” đời sống xã hội nằm ngoài phạm vi Gia đình, Nhà nước và Thị trường. Nói cách khác, XHDS không thuộc phạm vi cấu trúc quyền lực Nhà nước; không vì mục tiêu lợi nhuận và có sự liên k t của nhiều cá nh n ngoài gia đình, mang t nh xã hội.

Thứ hai, nguyên tắc hoạt động trong XHDS là tự nguyện, tự quản, tự cấp, tự túc về kinh phí. Kinh phí của XHDS do các thành viên tự đóng góp, tự quản lý và tổ chức các hoạt động của mình...

Thứ ba, các hoạt động trong XHDS phải tuân theo một trật tự pháp lý hay các nguyên tắc chung. Các tổ chức XHDS phải có điều lệ, nội quy, quy định và được luật pháp thừa nhận.

Thứ tư, XHDS hướng tới mục tiêu chung xuất phát từ mối quan tâm và lợi ích chung. Một tổ chức XHDS hình thành trên cơ sở nhu cầu, lợi ích chung của các nhóm xã hội.

Thứ năm, trong số các mục tiêu của XHDS, có một mục đích quan trọng nhất là khả năng tác động tới Nhà nước, lên tiếng đòi hỏi, đề đạt nguyện vọng với Nhà nước, yêu cầu Nhà nước quan tâm đến lợi ích của mình, giám sát quá trình hoạch định chính sách. Cũng chính vì thế, XHDS thường bị lợi dụng như là thiết chế có sức mạnh chính trị để gây sức ép với chính quyền và tiến hành các hoạt động chống nhà nước.

Một phần của tài liệu Vai trò của xã hội dân sự trong thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 25 - 26)