Phương pháp phỏng vn su ( hông cu trúc)

Một phần của tài liệu Vai trò của xã hội dân sự trong thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 41 - 42)

6. Kết cấu của luận văn

1.5.3.2. Phương pháp phỏng vn su ( hông cu trúc)

Hiện nay, trong các dự án nghiên cứu nói chung, nhất là các dự án có quy mô lớn, phương pháp phỏng vấn sâu được coi là một phương pháp quan trọng và hiệu quả được sử dụng rộng rãi nhất trong nghiên cứu xã hội. Phương pháp này huy động được kinh nghiệm và hiểu biết của nhóm chuyên gia liên ngành về lĩnh vực nghiên cứu, từ đó sẽ cho các kết quả có tính thực tiễn và khoa học cao, tránh được những trùng lặp với những nghiên cứu đã có, đồng thời kế thừa các thành quả nghiên cứu đã đạt được. Khi sử dụng phương pháp này tác giả đã lưu ý một số chủ đề cần phỏng vấn liên quan đến XHDS để khỏi bỏ sót trong khi phỏng vấn. Thông qua phương pháp này, tác giả có thể chủ động thay đổi thứ tự của các chủ đề tuỳ theo hoàn cảnh phỏng vấn và câu trả lời của người được phỏng vấn làm cho cuộc nói chuyện, cho người được phỏng vấn cảm thấy thoải mái và cởi mở trả lời theo các chủ đề phỏng vấn một cách có hiệu quả, tức là khả năng kích thích người trả lời cung cấp thêm thông tin đặc biệt hữu ích trong nghiên cứu các chủ đề nhạy cảm như XHDS. Tuy nhiên phương pháp này có một số khó khăn là: Không có mẫu chuẩn bị sẵn nên mỗi cuộc PV là một cuộc trò chuyện có thể lặp lại hoặc không lặp lại vì vậy rất khó hệ thống hoá các thông tin và phân tích số liệu.

Trước khi trao đổi, phỏng vấn, tác giả đã chuẩn bị sẵn một biểu phỏng vấn mở (Phụ lục 2) liệt kê các câu hỏi để giúp cho tác giả có định hướng để tập trung trao đổi.

28

Phương pháp này được tác giả tận dụng kết hợp thực hiện 31 phỏng vấn các đối tượng cả nam và nữ, thuộc Liên Hiệp Hội, Hội, người dân, các tổ chức XHDS, hinh thức phỏng vấn độc lập đảm bảo tính đại diện. Tuy vậy, trong bối cảnh tài chính và thời gian, khoảng cách địa bản nghiên cứu xa là trở ngại lớn cho việc tiếp cận, nên việc lựa chọn mẫu phỏng vấn ngẫu nhiên (50% nam – 50% nữ) tại thành phố Quy Nhơn và tiến hành phỏng vấn liên tục cho đến khi lượng thông tin bão hòa (được hiểu là cho đến khi kết quả phỏng vấn sau giống như kết quả trước) sẽ là phương pháp được lựa chọn. Phương pháp này vẫn đảm bảo được tính chính xác cao do kết hợp với phương pháp quan sát hiện trường.

(i) Phỏng v n các tổ chức XHDS c p thành phố: 1 cán bộ Văn phòng Điều phối về biến đổi khí hậu (CCCO) thuộc UBND tỉnh Bình Định; 1 cán bộ Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Bình Định; 1 Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh, thành phố Quy Nhơn; 2 tổ chức NGO đang làm việc về BĐKH tại Quy Nhơn (thuộc Dự án ACCCRN và Dự án IDRC); 1 Hội Làm vườn phố Quy Nhơn, 1 Hội Chữ thập đỏ phố Quy Nhơn, 1 Hội Cựu chiến binh thành phố Quy Nhơn; 1 Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Quy Nhơn, 1 Hội Nông dân TP. Quy Nhơn.

(ii) Phỏng v n các XHDS c p Phường và Xã: Phỏng vấn sâu đã được tiến hành trong đó có 11 nữ và 10 nam để có được phân tích sâu sắc hơn về những thông tin cần thu thập. Người lựa chọn để phỏng vấn đảm bảo các điều kiện sau: làm việc tại các chi hội, sinh sống tại vị trí các phường, xã bị ảnh hưởng trực tiếp bởi BĐKH: Nhơn Lý, Nhơn Hội, Nhơn Châu, Nhơn Hải và Phước Mỹ và phường: Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Lê Hồng Phong, Trần Phú, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Văn Cừ, Đống Đa, Thị Nại, Hải Cảng, Ngô Mây, Ghềnh Ráng, Quang Trung, Nhơn Bình, Nhơn Phú, Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu.

1.5.3.3. Một số phương pháp khác được tác giả thực hiện cùng với sự k t hợp các hoạt động triển khai dự án Dự án ACCCR và Dự án IDRC

Một phần của tài liệu Vai trò của xã hội dân sự trong thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 41 - 42)