6. Kết cấu của luận văn
2.7. Vai trò của xã hội dân sự trong việc tham gia vào các hoạtđộng thích ứng và
và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Vai trò ngày càng lớn mạnh xã hội dân sự đối với các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH ở Việt nam đang dần được chính phủ và xã hội công nhận.
Hiện có hàng trăm tổ chức của Việt Nam đang tăng cường và đa dạng hóa hoạt động trong lĩnh vực BĐKH, đặc biệt ở cấp độ cơ sở. Những tổ chức này cũng đóng một vai trò quan trọng trong công tác tiếp nhận, vận động tài trợ cho những chương trình, hoạt động ứng phó, bảo vệ tài nguyên và môi trường hướng tới sự phát triển bền vững.
Các tổ chức XHDS đang tham gia phản biện xã hội về các luật, chính sách, dự án, chương trình có liên quan đến BĐKH. Tư vấn, khuyến nghị cho việc xử lý, giải quyết các vấn đề BĐKH có liên quan. Tham gia kiểm tra, giám sát và thực hiện các dự án BĐKH bảo vệ môi trường, đặc biệt là ở cấp độ các địa phương.
Ngoài ra, còn triển khai các dự án thí điểm về giảm thiểu ô nhiễm, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển thành mô hình bảo vệ môi trường trong các ngành, lĩnh vực. Cung cấp thông tin và cầu nối về giải pháp kỹ thuật xử lý ô nhiễm, kết hợp các áp dụng thí điểm.
Cung cấp thông tin đến cộng đồng dân cư và các bên liên quan về ảnh hưởng của ô nhiễm và những vấn đề môi trường tới các mặt của đời sống xã hội. Tăng cường sự phối hợp giữa các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách và báo chí đề các chiến dịch truyền thông không chỉ để thay đổi nhận thức mà còn thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng.
Các tổ chức XHDS tham gia vận động đóng góp ý kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm vào việc xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường. Tuy nhiên hiện các tổ chức XHDS về môi trường tại Việt Nam còn diễn ra
43
riêng lẻ, chưa có sự gắn kết giữa các tổ chức với nhau. Đây chính là trở ngại đối với hàng trăm các tổ chức phi chính phủ của Việt Nam hiện đang hoạt động trong lĩnh vực sinh kế cộng đồng bền vững, bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu.
Trong bối cảnh BĐKH ngày càng trở thành một thách thức lớn đối với sự phát triển. Do vậy, biến đổi khí hậu được xem như một lĩnh vực quan trọng của các hoạt động hệ thống xã hội dân sự. Với mục đích hợp tác giải quyết các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu. Mạng lưới các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và biến đổi khí hậu đã được thành lập ngày 11/9/2008 và được khởi xướng bởi các tổ chức phi chính phủ hàng đầu tại Việt Nam, bao gồm Trung tâm Phát triển Nông thôn bền vững (SRD), Trung tâm Phát triển Cộng đồng và Bảo tồn Sinh vật biển (MCD), Trung tâm Phát triển, Đào tạo và Nghiên cứu môi trường (CERED) và Viện Khoa học Xã hội (ISS), mạng lưới đã trở thành một diễn đàn mở để các thành viên có thể trao đổi thông tin, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong việc kết nối với Quốc hội, các tổ chức của chính phủ, các tổ chức xã hội và các nhà tài trợ.
Mạng lưới VNGO&CC khuyến khích các hoạt động vận động chính sách cũng như đóng góp ý kiến cho các chính sách và việc thực hiện các chính sách về biến đổi khí hậu cũng như hỗ trợ các thành viên trong công tác xây dựng năng lực biến đổi khí hậu thông qua các hoạt động truyền thông và tập huấn, ở cả cấp tổ chức và cấp cơ sở với các chiến lược cụ thể sau:
Điều phối
- Thông qua mạng lưới, điều phối xây dựng các dự án/sáng kiến theo các nhóm nội dung trọng tâm, huy động nguồn lực và hỗ trợ các nhóm thành viên tham gia.
V n động ch nh sách
- Đóng góp kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm vào việc xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật liên quan đến biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
X y dựng và phổ bi n những mô hình thực tiễn
- Triển khai các dự án thí điểm về giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển thành mô hình.
- Cung cấp thông tin và cầu nối về giải pháp kỹ thuật cho ứng phó, kết hợp các áp dụng thí điểm.
- Tài liệu hoá kinh nghiệm/mô hình để phổ biến. Giáo dục và truyền thông
44
- Cung cấp thông tin đến cộng đồng dân cư và các bên liên quan về ảnh hưởng và tác động của biến đổi khí hậu tới các mặt của đời sống xã hội.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách và báo chỉ để các chiến dịch truyền thông không chỉ để thay đổi nhận thức mà còn thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan.
Hiện nay, Việt Nam chưa có Luật về tổ chức và hoạt động của các tổ chức phi chính phủ và vì vậy còn thiếu cơ sở pháp lý để xây dựng nghị định riêng về trách nhiệm, quyền hạn của các tổ chức XHDS trong bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ môi trường 2014 không giao chính phủ quy định cụ thể, chi tiết về nội dung này.
Mặc dù sự phối hợp triển khai các hoạt động ứng phó với BĐKH đã có sự tham gia của các tổ chức XHDS, tuy nhiên, tại một số địa phương có hiện tượng cơ quan quản lý môi trường chỉ thực hiện những việc gì thuận lợi, còn có hiện tượng việc khó khăn thì bỏ qua hoặc đùm đẩy cho các tổ chức phi chính phủ, cũng như một số phong trào, cuộc vận động chỉ làm rầm rộ trong thời gian đầu, thời gian sau có chiều hướng nhạt dần.
45
Chương 3
ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA XHDS TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THÍCH ỨNG
VÀ GIẢM NHẸ BĐKH TẠI THÀNH PHỐ QUY NHƠN