6. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Vai trò của XHDS trên thế giới
Khoảng 3 thập niên trở lại đây, sự phát triển của XHDS được tái bùng nổ như là một hiện tượng chính trị trong đời sống xã hội song song cùng với sự phát triển lớn mạnh của LHQ. Những dự báo về sự trỗi dạy trong thế kỷ XXI về vai trò của phụ nữ, sự phục hồi của tôn giáo, sự phát triển của Châu Á - Thái Bình Dương... thì sự phát triển của các tổ chức XHDS nói riêng của XHDS nói chung là điều đang trở thành hiện thực.
Theo “Tài liệu hướng dẫn về quan hệ hợp tác với các tổ chức xã hội dân sự” của Ngân hàng Phát triển Châu Á biên soạn năm 2008. (Nguồn tại trang web về ADB’s NGO/Civil Society: www.adb.org/ngos hoặc www.adb.org/participation). Vai trò của XHDS thể hiện rõ nét thông qua những tổ chức sau:
+ Tổ chức cộng đ ng (CBO) – CBO thường được tổ chức để giải quyết ngay những mối quan tâm của các thành viên. Đặc tính cơ bản của các CBO là chúng có thể huy động các cộng đồng thông qua việc thể hiện các nhu cầu, tổ chức và thực hiện những quá trình có sự tham gia, tiếp cận các dịch vụ phát triển từ bên ngoài, và chia sẻ lợi ích giữa các thành viên. Các tổ chức này có chức năng đa dạng bao gồm những hoạt động liên quan đến các vấn đề kinh tế, xã hội, tôn giáo và thâm chí là giải trí. Các ví dụ về CBO gồm các hiệp hội cư dân trong một địa bàn, hiệp hội người thuê nhà, các tổ chức phát triển cộng đồng, các nhóm người sử dụng nước và hiệp hội tín dụng.
+ GO về phát triển (hay CSO) – Những tổ chức này giải quyết các vấn đề xã hội và nhân đạo liên quan đến phát triển, phúc lợi và sự thịnh vượng của cộng đồng và cá nhân, và nghèo đói. Các tổ chức này cũng giải quyết vấn đề bảo vệ, quản lý và cải thiện môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên.
+ Các tổ chức có cơ sở t n ngưỡng – những nhóm có cơ sở tôn giáo, được thành lập quanh một khu vực thờ cúng hoặc giáo đoàn, một cơ sở tôn giáo, hoặc một cơ sở được hoặc không được đăng ký có đặc trưng hoặc tôn chỉ tôn giáo.
14
+ Quỹ - Là các tổ chức từ thiện thành lập bởi các cá nhân hay đơn vị nào đó với tư cách một thực thể pháp lý (một tập đoàn hoặc một quỹ ủy thác) ủng hộ những sự nghiệp phù hợp với mục tiêu của Quỹ. Quỹ có thể được tổ chức như những thực thể hoạt động từ thiện nhận tài trợ để hỗ trợ các hoạt động cụ thể, thường là các hoạt động mang lại lợi ích văn hóa hoặc xã hội. Ví dụ như Quỹ Ayala (Philippines), Quỹ Aga Khan ( Thụy sỹ), Quỹ ủy thác Sir Ratan Tata (Ấn Độ), Quỹ Bill và Melinda Gates (Hoa Kỳ), và Quỹ Ford (Hoa Kỳ).
+ GO quốc t (I GO) – Có lẽ định nghĩa đơn giản nhất về một NGO quốc tế được ghi trong Nghị quyết 288 (X) của hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên Hợp Quốc (27 tháng 2 năm 1950): “bất kỳ tổ chức quốc tế nào không được thành lập trên cơ sở một điều ước quốc tế.” Thường có trụ sở tại một nước phát triển, INGO bao gồm Tổ chức Action Aid, Tổ chức Hợp tác Hỗ trợ và Cứu trợ Toàn cầu (CARE) Quốc tế, Tổ chức Khoan dung, Tổ chức Plan Quốc tế, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em, Tổ chức Minh bạch Quốc tế, và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới.
+ Công đoàn – Là các hiệp hội được tổ chức một cách chính thức của người lao động, những người đoàn kết lại để thúc đẩy thực hiện các quan điểm của mình về tiền lương, giờ làm và điều kiện làm việc. Công đoàn thường được tổ chức trên cơ sở một ngành nghề hoặc trong một ngành công nghiệp. Chúng thường xuyên gắn kết với các liên đoàn, đại hội hoặc mạng lưới bảo trợ cao hơn như là: Đại hội Công đoàn Indonesia, Đại hội Công đoàn Quốc gia Ấn Độ, Mạng lưới Lao động Châu Á của các Tổ chức Tài chính Quốc tế, Tổ chức Dịch vụ công Quốc tế và Liên đoàn Quốc tế các Công đoàn.
+ Tổ chức nh n d n (PO) – Là các tổ chức gồm những tình nguyện bình dân nhằm thúc đẩy sự phồn thịnh về kinh tế và xã hội của các thành viên. Trong khi tại một số nước, thuật ngữ PO thường được dùng hoán đổi với CBO, PO thường là những tổ chức giải quyết các mối quan tâm liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, như là hội ngư phủ, hơn là một khu vực địa lý cụ thể. Những ví dụ khác về PO bao gồm các PO được thành lập bởi nông dân, lao động địa phương hoặc các nhóm người bản địa.
+ Hiệp hội nghề nghiệp – Những tổ chức này đại diện cho quyền lợi của các thành viên là những người hoạt động trong một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định hoặc làm những nghề đặc biệt nào đó. Các hiệp hội nghề nghiệp có thể tạo ra những chuẩn mực liên quan đến ngành nghề của các thành viên. Ví dụ như các hiệp hội kiến trúc
15
sư, kế toán công được chứng nhận và các nhà kinh tế học. ADB tương tác thường xuyên với Liên đoàn Quốc tế các Kỹ sư Tư vấn mà thành viên của nó thường làm việc với các dự án được ADB tài trợ.
+ Viện nghiên cứu – Là những tổ chức chủ yếu thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phân tích liên quan đến các vấn đề chính sách công và truyền bá những kết quả nghiên cứu và khuyến nghị của mình với hy vọng có thể gây ảnh hưởng lên các nhà hoạch định quyết sách và những người xác lập chủ trương. Ví dụ như Viện nghiên cứu phát triển Campuchia, các thành viên của Mạng lưới các Viện nghiên cứu Kinh tế Nam Á, và Viện nghiên cứu Nguồn lực thế giới.
+ Phong trào xã hội – Là những nhóm phi chính thức quy mô lớn gồm nhiều cá nhân hoặc tổ chức nhằm thay đổi xã hội thông qua những hành động tập thể có tổ chức và lâu dài. Phong trào xã hội không phải là những thể chế thường trực, mà là những nhóm người được tập hợp, theo đuổi mục tiêu của mình và giải thể. Ví dụ về phong trào xã hội bao gồm các phong trào như: nhằm chấm dứt chế độ nô lệ, tử hình, a-pác-thai, tự do kinh tế. Phong trào dân sự rộng lớn nhất kêu gọi kết thúc tình trạng nghèo và bất công là Tiếng gọi Toàn cầu Hành động Xóa nghèo
Thực tế cho thấy các tổ chức XHDS trên thế giới đang là một lực lượng kinh tế, văn hóa, chính trị có ảnh hướng lớn trong việc hiện thực hóa các mục tiêu của Liên hiệp quốc đề ra nhằm giải quyết những vấn đề toàn cầu như suy thoái môi trường, cuộc chiến chống BĐKH...với vai trò ngày càng được khẳng định và ngày càng rõ rệt. Sự phát triển của XHDS ở phạm vi toàn cầu như là một su hướng làm cân bằng, hài hòa trong mối quan hệ tương tác với nhà nước.
- Góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội của đất nước
- Đáp ứng nhu cầu của dân và thực hiện quyền lập hội do HP qui định
- Là cầu nối giữa Nhà nước – nhân dân, đóng góp ý kiến tham gia xây dựng cơ chế, chính sách
- Tập hợp, giáo dục ý thức dân chủ, thực hành dân chủ cho hội viên, động viên hội viên tham gia giải quyết các vấn đề xã hội
- Tổ chức cung ứng dịch vụ cho xã hội
- Là lực lượng cùng tham vào giải quyết công việc của đất nước, thúc đẩy KTTT phát triển và khoả lấp khiếm khuyêt của KTTT
16