Nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Vai trò của xã hội dân sự trong thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 32 - 34)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.2.Nghiên cứu tại Việt Nam

Cũng như các tổ chức XHDS và các nhà khoa học trên thế giới, các tổ chức và các nhà khoa học ở Việt Nam cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tiến hành những nghiên cứu lên quan đến BĐKH, góp phần giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương của người dân nghèo Việt Nam trước những tác động của biến đổi khí hậu thông qua công tác điều phối giữa các tổ chức phi chính phủ, xây dựng năng lực và vận động chính sách nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo bền vững về môi trường và kinh tế, công bằng xã hội.

Nhóm công tác Biến đổi khí hậu (CCWG) thành lập từ năm 2008 nhằm thiết lập một diễn đàn cho các tổ chức phi chính phủ Việt Nam (VNGOs), các tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGOs), các cơ quan của Liên Hiệp Quốc, các đối tác của chính phủ và các cá nhân quan tâm tham gia và thảo luận các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu. Nhóm hoạt động dựa trên cơ sở tự nguyện và theo các chủ đề ví dụ như thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của các bên liên quan trong việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Các tổ chức thành viên bao gồm: CARE Quốc tế tại Việt Nam, Challenge to Change, Trung tâm sống và học tập vì cộng đồng (Live&Learn), Oxfam, RECOFTC, Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV), Trung tâm Phát triển Nông thôn bền vững (SRD), MCD, AFAP, WWF, Plan International và Trung tâm nghiên cứu phát triển cộng đồng nông thôn (CCRD) and Trung tâm Sáng tạo và Phát triển xanh (GreenID), IUCN, CARE, SNV, Oxfam, SRD, WWG, Hội chữ thập đỏ Hoa Kỳ, Hội chữ thập đỏ Úc, Hội chữ thập đỏ Đức và tổ chức Cứu trợ trẻ em. Một số nghiên cứu và tài liệu hóa đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động vận động chính sách của CCWG. Báo cáo “Tóm tắt kinh nghiệm của các NGO ở Việt Nam trong công cuộc ứng phó với BĐKH” hiện đang được biên soạn. Đây là nguồn nguyên liệu để có thể trao đổi thông tin giữa Việt Nam và các quốc gia khác nhằm khảo sát và nhân rộng những bài học ứng phó với BĐKH ở các địa phương. Những buổi họp, hội thảo với chủ đề như “Lồng ghép Thích ứng với BĐKH & GNRRTT vào Kế hoạch phát triển Kinh tế - xã hội (SEDP) của địa phương” với sự tham gia của đại diện Bộ kế hoạch & đầu tư (MPI). Các nghiên cứu được bài trình bày chia sẻ về “Lồng ghép Thích ứng với BĐKH & GNRRTT vào SEDP của địa phương – Chính sách, Cơ hội và Vai trò của NGO”. Chủ đề này cũng là một trong số các mục tiêu ưu tiên VĐCS của các dự án

19

thích ứng với BĐKH nhận tài trợ của DFAT (CCCAAG) của các tổ chức SNV, Plan International, CARE International, Oxfam, Save the Children và Quỹ Bảo vệ môi trường (EDF). Tham gia Khoá tập huấn về kỹ năng nghiên cứu BĐKH do MCD tổ chức nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu của các cán bộ NGO hoạt động trong lĩnh vực BĐKH. Đồng tổ chức Hội thảo Hướng nghiên cứu đối với hoạt động rà soát đánh giá các mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH cùng với VNGO&CC và DMHCC. Hội thảo này đã thu hút sự tham gia của rất nhiều thành viên CCWG cũng như các đại diện đến từ Chính phủ, các nhà tài trợ, v.v...

Nghiên cứu về XHDS những năm gần đây ở Việt Nam đã có những công trình, các tác giả nghiên cứu về xã hội dân sự với các đề tài tiêu biểu như: Xây dựng nền dân chủ XHCN và Nhà nước pháp quyền (1992) của tác giả Đỗ Nguyên Phương – Trần Ngọc Đường; Mối quan hệ pháp lý giữa cá nhân công dân với nhà nước (1994) - Trần Ngọc Đường và Chu Văn Thành; Quan hệ giữa nhà nước và XHDS Việt Nam, lịch sử và hiện đại (2004) - Lê Văn Quang, Mối liên hệ giữa nhà nước với XHDS và vấn đề cải cách hành chính (2004) – GS.TS Đào Trí Úc; Xây dựng nhà nước pháp quyền từ sự hình thành xã hội công dân (2004) - Nguyễn Thanh Bình; Về mối quan hệ giữa nhà nước pháp quyền XHCN với đời sống XHDS (2004) - Văn Đức Thanh; Một số vấn đề lý luận về quan hệ nhà nước, xã hội và công dân trong nhà nước pháp quyền (2005) - Trần Hậu Thành; Xã hội dân sự, một số vấn đề chọn lọc – Vũ Duy Phú (chủ biên); Xây dựng xã hội dân sự ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận thực tiễn - GS.TS Dương Xuân Ngọc Năm 2005, Viện Những vấn đề phát triển Việt Nam (VIDS) được sự hỗ trợ của UNDP (Chương trình phát triển Liên hợp quốc), SNV (Các tổ chức phát triển của Hà Lan tại Việt Nam), CIVICUS (Liên minh thế giới về sự tham gia của người dân) đã thực hiện dự án nghiên cứu về XHDS ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu gần đây nhất là “Một xã hội dân sự (XHDS) đang hình thành – Đánh giá ban đầu về XHDS ở Việt Nam”. Dự án đã hoàn thành và được xem là một công trình nghiên cứu đầy đủ đầu tiên về XHDS ở Việt Nam, và đến nay vẫn được đánh giá là một nguồn tin cậy về XHDS và sự gắn kết giữa XHDS và nhà nước ở Việt Nam.

Với rất nhiều những nghiên cứu về sự tham gia của các tổ chức XHDS cũng như câc nhà khoa học và các cơ quan nhà nước trong việc ứng phó với tác động của BĐKH, nhưng nhìn chung có một đặc điểm chung của các nghiên cứu đó là: Các chương trình, hoạt động, chiến lược về BĐKH luôn được xây dựng và thực hiện với sự

20

tham gia của xã hội dân sự và các cộng đồng dễ bị tổn thương, đặc biệt là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ và trẻ em.

Một phần của tài liệu Vai trò của xã hội dân sự trong thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 32 - 34)