- Dưới góc độ các công đoạn của sản xuấ t kinh doanh, có ba loại: cạnh tranh trước
3.2.6 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
Để có được đội ngũ lao động đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường mở cửa, cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:
Tiến hành sắp xếp bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý và lao động hiện có tại đơn vị. Cần phát hiện người có năng lực, bố trí họ vào những công việc phù hợp với ngành nghề, trình độ và năng lực sở trường. Bổ sung những cán bộ, lao động đủ tiêu chuẩn, có triển vọng phát triển, đồng thời thay thế những cán bộ, nhân viên không đủ năng lực, không đủ tiêu chuẩn, vi phạm pháp luật và đạo đức. Đây là giải pháp quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ hiện có mà chưa cần đến việc đào tạo, bồi dưỡng.
Tạo sự gắn bó về quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với doanh nghiệp bằng các chính sách như: đầu tư cho đào tạo, bảo đảm công ăn việc làm ổn định cho người lao động kể cả khi có biến động, xây dựng chế độ tiền lương và thưởng theo hướng khuyến khích người lao động có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đa dạng hóa các kỹ năng và đảm bảo khả năng thích ứng của người lao động khi cần có sự điều chỉnh lao động trong nội bộ đơn vị. Biện pháp này sẽ giúp PTI Huế có thể dễ dàng điều chỉnh lao động khi có những biến động, giảm được chi phí để tuyển dụng hay thuyên chuyển lao động.
Áp dụng cơ chế bổ sung và đào thải nhân lực để duy trì đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh, nhân viên tinh thông nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của thị trường. Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, lao động để có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, sử dụng thành thạo vi tính, am hiểu thị trường thế giới và luật lệ buôn bán quốc tế.
Hoàn thiện đội ngũ cán bộ công nhân viên:
- Tiêu chuẩn hóa cán bộ nhân viên bảo hiểm: Xác định rõ tiêu chuẩn cán bộ viên chức, từ đó lựa chọn và bố trí cán bộ để đáp ứng tốt đồng thời phù hợp với yêu cầu của tổ chức và công việc. Chú trọng cả phẩm chất và năng lực cán bộ nhân viên.
- Nâng cao trình độ nghiệp vụ bảo hiểm đặc thù của ngành, Chi nhánh có thể tiếp nhận cán bộ nhân viên từ nhiều nơi với những ngành nghề chuyên môn, phải luôn chú trọng đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ bảo hiểm, kiến thức về quản lý kinh doanh cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. Công tác đào tạo có thể triển khai theo nhiều hướng như sau:
• Khuyến khích hình thức tự đào tạo, tự bồi chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm trong toàn Chi nhánh.
• Gởi nhân viên đi đào tạo các lớp nghiệp vụ bảo hiểm cơ bản và nâng cao tại trung tâm đào tạo của ngành, từ các Công ty bảo hiểm và Công ty tái bảo hiểm...
• Phối hợp với các trường đại học có đào tạo chuyên ngành bảo hiểm (Trường đại học Kinh tế, Trường đại học Tài chính - Kế toán) để có kế hoạch đào tạo cán bộ nhân viên chuyên ngành.
Khuyến khích tối đa tiềm năng lao động của cán bộ, công nhân viên.
Để nâng cao hiệu quả không chỉ dừng lại việc hoàn thiện cán bộ, nhân viên mà còn khuyến khích tối đa tiềm năng lao động của cán bộ, công nhân viên. Do đó, Chi nhánh cần phải:
- Đề ra các chính sách tiền lương, tiền thưởng phù hợp để khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn.
- Quan tâm đến nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của cán bộ, công nhân viên như tổ chức các cuộc sinh hoạt, các chuyến du lịch, các buổi liên hoan các hoạt động thể thao văn hóa xã hội ... Để tạo sự thoải mái sau những ngày làm việc căng thẳng, có như vậy mới mở rộng sức lao động, nâng cao năng suất lao động, mặt khác tạo ra sự gắn bó lâu dài của nhân viên đối với Chi nhánh.