- Dưới góc độ các công đoạn của sản xuấ t kinh doanh, có ba loại: cạnh tranh trước
2.2.1 Tổng quan thị trường bảo hiểm tại Thừa Thiên Huế
Năm 2007, Huế vẫn là môi trường ổn định về kinh tế an ninh xã hội hấp dẫn với nhà đầu tư trong nước, nước ngoài và du lịch. Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế xã hội
mà Quốc hội đề ra đều đạt và vượt tăng trưởng GDP năm 2007 13.5%, các ngành công nghiệp tăng hơn 20%; dịch vụ 15%; du lịch trên 30%.
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 5.710 tỷ đồng, tăng 20%, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt gần 300 triệu USD, đứng thứ 6 trong cả nước. Đầu tư của khu vực tư nhân tăng nhanh cả số doanh nghiệp và tổng vốn đăng ký đầu tư. Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô đã hoàn thành cơ bản các hạ tầng kỹ thuật, đã có 17 dự án đầu tư trong và ngoài nước được cấp giấy phép, tiêu biểu có dự án đầu tư Khu du lịch sinh thái biển của Tập đoàn Bayan Tree có tổng vốn đăng ký ban đầu 276 triệu USD, nay đã xin tăng vốn lên 1 tỷ USD. Thu nhập bình quân đầu người tăng đạt trên 530 USD, tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo, các hoạt động xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm ngày càng phong phú.
Đây là tiền đề cơ bản để phát triển ngành bảo hiểm trên thị trường Thừa Thiên Huế. Thị trường bảo hiểm tại Thừa Thiên Huế được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng của cả nước.
Bảo Việt là đơn vị bảo hiểm có mặt sớm nhất trên thị trường Thừa Thiên Huế, cùng góp mặt với Bảo Việt trên thị trường lúc bấy giờ là sự ra đời của Bảo Minh (1995), PJICO (1998), lúc này nhu cầu về bảo hiểm của người dân chưa cao do đó các công ty này chủ yếu cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các doanh nghiệp nhà nước. Từ năm 2005 trở đi, đời sống của người dân có khả quan hơn trước và nhận thức của người dân về nhu cầu an toàn cao vì vậy mà có sự xuất hiện ngày càng nhiều các công ty bảo hiểm trên thị trường Thừa Thiên Huế.
Tháng 5/2005 có thêm sự xuất hiện của 02 Công ty CP bảo hiểm : Bảo hiểm Bưu điện và Bảo hiểm Viễn Đông.
Tháng 04/2007, Công ty Bảo hiểm dầu khí Đà Nẵng mở văn phòng khu vực tại Thừa Thiên Huế, và cùng thời gian này, Công ty CP bảo hiểm AAA cũng mở Văn phòng khu vực Thừa Thiên Huế, đến tháng 03/2008 Văn phòng này chính thức trở thành Chi nhánh Công ty CP bảo hiểm AAA tại Thừa Thiên Huế.
Tháng 04/2008, Công ty CP Bảo hiểm Quân Đội cũng thành lập Chi nhánh tại Thừa Thiên Huế. Như vậy, tính đến thời điểm tháng 6 năm 2008, trên thị trường
Thừa Thiên Huế có đến 07 Công ty Bảo hiểm: Bảo Việt, Bảo Minh, PJICO, PTI, Viễn Đông, Bảo hiểm AAA, Bảo hiểm Quân đội và 01 văn phòng khu vực của Bảo hiểm dầu khí họat động kinh doanh về lĩnh vực bảo hiểm. Dự kiến trong thời gian tới, thị trường bảo hiểm Thừa Thiên Huế sẽ sôi động hơn với sự có mặt của Công ty Bảo hiểm Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIC), Công ty CP Bảo hiểm Bảo Tín…
Các doanh nghiệp bảo hiểm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đưa ra một số sản phẩm mới, tăng cường đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ, nâng cao chất lượng phục vụ, chất lượng cạnh tranh lành mạnh sẵn sàng hội nhập, hợp tác quốc tế, thích ứng với lộ trình mở cửa thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng.
Điều này chứng tỏ nhu cầu mua bảo hiểm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là rất lớn và vấn đề cạnh tranh để giành khách hàng nhằm đem lại doanh thu cho đơn vị diễn ra ngày càng rất khốc liệt.