Tình hình vốn kinh doanh của Cơng ty

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm nước mắm của công ty cổ phần thuỷ sản vạn phần diễn châu (Trang 52 - 54)

2. Các đặc điểm của Cơng ty CP thủy sảnVạn Phần Diễn Châu

2.4.1. Tình hình vốn kinh doanh của Cơng ty

Muốn tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, Cơng ty cần phải cĩ nguyên vật liệu, vật tư kỹ thuật và sức lao động. Bởi vậy vốn bằng tiền là yếu tố cần thiết để Cơng ty thực hiện được hoạt động sản xuất kinh doanh.

Vốn kinh doanh của Cơng ty bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Đây là hai cơ sở vật chất tiêu dùng để Cơng ty thực hiện thanh tốn, mua bán, lưu thơng hàng hố nhằm bảo đảm cho quá trình mua bán, tiêu thụ sản phẩm được bình thường liên tục, khẳng định uy tín của Cơng ty trên thị trường. Việc phát triển vốn được đặt ra hàng đầu, nếu thực hiện tốt sẽ giúp cho Cơng ty tận dụng được các cơ hội, tạo đà phát triển cho Cơng ty.

Việc thường xuyên theo dõi, cân đối về nguồn vốn, sử dụng vốn hợp lý và khả năng tập trung vốn là điều quan trọng trong cơng tác tổ chức quản lý tài chính của Cơng ty để phù hợp với tính chất thời vụ của nguyên liệu thuỷ sản. Trong giai đoạn mùa vụ, Cơng ty cần một lượng vốn rất lớn để thu mua nguyên liệu dự trữ và kiểm sốt được thị trường.

Vốn của Cơng ty được hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau và theo đĩ mà người ta chia thành các loại sau:

- Vốn đầu tư ban đầu: Là số vốn điều lệ cĩ khi thành lập, là số vốn cần thiết để đăng ký kinh doanh, được cổ đơng đĩng gĩp khi thực hiện cổ phần hố.

- Vốn bổ sung: Là phần vốn tăng thêm được Cơng ty tự bổ sung chủ yếu lấy từ kết quả sản xuất kinh doanh, từ lợi nhuận được nhà nước phân phối lại hoặc từ quỹ khuyến khích sản xuất... Nguồn vốn này giúp cho Cơng ty mở rộng sản xuất kinh doanh.

- Vốn đi vay: Trong hoạt động kinh doanh, do nhu cầu mua nguyên liệu dự trữ trong mùa vụ, Cơng ty phải vay ngắn hạn của Ngân hàng, của các thành phần kinh tế khác, của cán bộ cơng nhân viên trong Cơng ty.

- Các khoản phải trả khác gồm phải trả cho người bán, các khoản phải trả cho nhà nước.

Để tìm hiểu rõ hơn về tình hình trang bị vốn kinh doanh của Cơng ty cổ phần thuỷ sản Diễn Châu, chúng ta phân tích Bảng 2.3 và cĩ nhận xét:

Bảng 2.3: Tình hình vốn của Cơng ty cổ phần thủy sản Vạn Phần Diễn Châu (2010-2012) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Ng.đ % Ng.đ % Ng.đ % Tổng nguồn vốn kinh doanh 4.412.300 100 7.688.240 100 7.966.010 100 1. VCĐ và ĐTDH 584.910 13.26 898.500 11.69 901.260 11.31 2. VLĐ và ĐTNH 3.827.390 86.74 6.789.740 88.31 7.064.750 88.69 (Nguồn: Phịng kinh tế tổng hợp)

Qua Bảng 2.3 ta thấy rằng tình hình vốn của Cơng ty cổ phần thuỷ sản Vạn Phần Diễn Châu đều tăng qua 3 năm.

- Vốn cố định và đầu tư dài hạn

Vốn cố định của Cơng ty cổ phần thuỷ sản Vạn Phần Diễn Châu tăng lên dần qua 3 năm và đặc biệt năm 2011 tăng mạnh, bởi vì Cơng ty đã đầu tư thêm thiết bị văn phịng, mua phương tiện vận chuyển. Tuy chiếm tỷ trọng khơng lớn trong vốn kinh doanh nhưng cĩ vai trị tích cực trong quá trình chế biến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Cơng ty cổ phần thuỷ sản Vạn Phần Diễn Châu là đơn vị kinh doanh chủ yếu là sản xuất nước mắm. Vì thời gian của nguyên vật liệu thuỷ sản từ khi vào kho chế biến dự trữ cho đến khi ra thành phẩm mất từ 10-12 tháng. Vì vậy vốn lưu động cĩ vai trị quyết định đến quy mơ hoạt động và sản xuất của Cơng ty. Qua bảng trên ta thấy vốn lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn (trên 80%) trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh của Cơng ty. Vốn lưu động tăng nhanh qua 3 năm cho thấy quy mơ sản xuất mở rộng, sản lượng sản xuất và tiêu thụ tăng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm nước mắm của công ty cổ phần thuỷ sản vạn phần diễn châu (Trang 52 - 54)