Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng cá tra của tỉnh An Giang sang thị trường Liên minh châu Âu - Phạm Hải Yến - K49E - 9,3 (Trang 52 - 56)

Trong chương 1, tác giả đã chỉ ra những nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa, qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và xây dựng bảng khảo sát, tác giả đã cụ thể hóa những nhân tố đó và rút ra được những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cá tra sang thị trường EU của các DN ở An Giang.

hiện xử lý, tổng hợp và cho ra kết quả sau: Yếu tố ít thuận lợi: 1

Yếu tố thuận lợi vừa phải: 2 Yếu tố thuận lợi: 3

Yếu tố rất thuận lợi: 4

Bảng 2.4: Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cá tra sang thị trường EU của các doanh nghiệp ở An Giang Các yếu tố Mức độ

thuận lợi Giải thích

Nguồn

nguyên liệu 2

Hiện nay, theo khảo sát của tác giả, mức độ ổn định của nguồn nguyên liệu đáp ứng cho nhà máy chỉ ở khoảng 70% công suất. Tuy các DN đã chủ động xây dựng nguồn nguyên liệu riêng nhưng cũng chỉ đáp ứng được 60%, còn lại phải phụ thuộc vào nguyên liệu mua ngoài.

Nhân lực có trình độ, kỹ năng, thực

hành giỏi

2

Đa số nhân lực làm trong nhà máy, trực tiếp tham gia chế biến sản phẩm XK đều chỉ có trình độ lao động phổ thông.

Dung lượng

thị trường 4

EU là một thị trường rộng lớn với 28 nước thành viên. Năm 2012, EU có khoảng 504 triệu người sinh sống. Theo dự đoán của Eurostat, con số này sẽ tăng lên xấp xỉ 508 triệu vào năm 2015 (tăng thêm 4,6 triệu người) (Ngọc Thủy - Ngọc Hà dịch, 2013).

Thu nhập của

người dân EU 3

Từ năm 2008 – 2012, GDP/người của EU luôn lớn hơn 32.000 USD (IndexMundi), tổng thu nhập quốc dân của khu vực này cũng chiếm vị trí số 1 thế giới cũng trong năm này. Theo dự đoán của IMF, GDP/người của EU sẽ tăng dần trong những năm tới và đến năm 2018 sẽ đạt mức 38.710 USD (IMF, 2013).

Các yếu tố Mức độ

thuận lợi Giải thích

Thị hiếu khách hàng

EU

3

Người dân EU nói chung thích sử dụng thủy sản trong những bữa ăn của mình. Do đó, sản phẩm cá tra của Việt Nam cũng như là của An Giang rất được ưa chuộng tại thị trường EU, đặc biệt là sản phẩm phi-lê đông lạnh.

Nhu cầu thị

trường 3

Mức tiêu thụ thủy sản tính trên đầu người hiện nay của EU là 22 kg/năm, như vậy khối sẽ tiêu thụ hết khoảng 11 triệu tấn thủy sản/năm.

Thuế và hạn ngạch nhập

khẩu

2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

EU không áp dụng hạn ngạch đối với cá tra Việt Nam. Trước đây, Việt Nam là một trong những quốc gia được hưởng ưu đãi GSP của EU, do đó, mức thuế nhập khẩu cá tra từ Việt Nam chỉ là 5,5%. Theo quy định, mức thuế này đã hết hạn vào ngày 31/12/2011, tuy nhiên, EU đã gia hạn cho Việt Nam hưởng mức thuế ưu đãi này đến hết ngày 31/12/2013 (European Commission, 2013).

Các đối thủ

cạnh tranh 1

Trước đây, cá tra được xem là sản phẩm chiến lược của Việt Nam, tuy nhiên, hiện nay, ngoài 4 nước trong hạ lưu sông Mê Kông đã có nghề nuôi cá tra truyền thống là Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam, loài cá này còn được một số nước khác ở Đông Nam Á như Philippines Indonesia... đẩy mạnh sản xuất bởi nhìn thấy được những triển vọng kinh tế mà ngành này mang lại (Sao Mai, 2013)

Thanh toán 2

Bên phía EU thường áp dụng hình thức thanh toán bằng L/C trả chậm. Tuy nhiên, thời gian gần đây, do gặp khó khăn trong việc vay vốn, các doanh nghiệp Việt Nam thường ưu tiên cho những hơp đồng thanh toán ngay.

Các yếu tố Mức độ

thuận lợi Giải thích

Xúc tiến

thương mại 2

Các DN An Giang thường tham gia các hội chợ giới thiệu sản phẩm như: Hội chợ thủy sản châu Âu, Hội chợ quốc tế chuyên ngành thủy sản... Bên cạnh đó, những DN này còn thông qua sự hỗ trợ của các hiệp hội và tổ chức thương mại và thường xuyên cập nhật trang web với những mẫu mã mới.

Chi phí vận chuyển, lưu trữ, bảo quản

hàng hóa

2

Đa số các hợp đồng XK của các DN trong tỉnh đều xuất theo giá FOB, đối tác phía EU sẽ chịu trách nhiệm thuê phương tiện vận tải. Tuy nhiên, các DN trong tỉnh cũng phải chịu một phần chi phí vận chuyển. Chi phí vận chuyển đến các cảng chính của EU (Antwerp, Hamburg, Rotterdam), cảng ở Địa Trung Hải (Genoa, Barcelona, Valencia) khá cao. Trung bình khoảng 20 cent/kg cho container 40”FCL (Nguyễn Châu Hoàng Quyên, 2009). Ngoài ra, các DN An Giang không phải tốn chi phí phân phối, lưu trữ, những chi phí này sẽ do nhà nhập khẩu nước ngoài đảm nhận.

Các rào cản

kỹ thuật 1

Càng ngày, các rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào EU càng được yêu cầu gắt gao hơn về những vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ, nguồn nước, dư lượng kháng sinh - hóa chất, quy định dán nhãn, bảo vệ môi trường, tính bền vững...

Quan hệ Việt

Nam - EU 4

Việt Nam – EU đã xây dựng được mối quan hệ rất tốt đẹp. Các quốc gia EU thường xuyên hỗ trợ, giúp đỡ Việt Nam cũng như cho Việt Nam hưởng nhiều ưu đãi về thương mại và nhiều mặt khác.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng cá tra của tỉnh An Giang sang thị trường Liên minh châu Âu - Phạm Hải Yến - K49E - 9,3 (Trang 52 - 56)