Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng cá tra của tỉnh An Giang sang thị trường Liên minh châu Âu - Phạm Hải Yến - K49E - 9,3 (Trang 46 - 48)

Sản phẩm cá tra An Giang nhập khẩu vào thị trường EU đa số là những mặt hàng đã qua sơ chế hoặc chế biến, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng EU. Dạng sản phẩm chính là dạng phi-lê, cắt khúc, nguyên con, bên cạnh đó còn có các dạng phẩm phụ khác là tẩm bột, mỡ cá, bột cá, bao tử, bong bóng, gan cá và các loài sản phẩm chế biến ăn liền như cá kho tộ, cá khô các loại,... Cá tra phi-lê đông lạnh và phi-lê cắt lát là hai mặt hàng sơ chế rất được ưa chuộng tại thị trường EU trong thời gian qua.Những năm gần đây, cá tra phi-lê luôn là mặt hàng có giá trị XK cao nhất, tỷ lệ XK hằng năm luôn chiếm trên 75% tỷ trọng các mặt hàng cá tra XK. Bên cạnh đó, các DN ở An Giang còn xuất sang thị trường EU những sản phẩm cá tra như: cá tra nguyên con đông lạnh, cá tra cắt khúc, cá tra phi-lê cắt khối... Hiện nay, ngoài những sản phẩm truyền thống, DN còn tích cực đẩy mạnh XK những mặt hàng giá trị gia tăng chế biến từ cá tra (phi-lê cá tra tẩm bột mì, phi-

lê cuốn hoa hồng, phi-lê xiên que, chả cá tra…), nhằm giúp DN gia tăng thu nhập từ hoạt động XK, mở rộng và chiếm lĩnh thị trường.

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu các sản phẩm cá tra của tỉnh An Giang xuất khẩu sang thị trường EU giai đoạn 2008 – 2012

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh An Giang)

Trong giai đoạn 2008 – 2012, tỷ trọng các mặt hàng cá tra XK sang EU thay đổi theo xu hướng tăng các sản phẩm phi-lê và giá trị gia tăng, giảm các sản phẩm cá tra nguyên con. Từ biểu đồ trên, ta có thể thấy được sự tập trung đẩy mạnh XK các mặt hàng cá tra phi-lê đông lạnh của các DN ở An Giang, trong 5 năm qua, mặt hàng này luôn chiếm tỷ lệ cao, cao nhất là vào năm 2012 với tỷ lệ 81%.

Với cá tra nguyên con, mặt hàng này càng ngày càng ít được ưa chuộng ở thị trường EU, do người tiêu dùng EU ngày nay có xu hướng sử dụng những thực phẩm tiện dụng, ăn liền, phù hợp với yêu cầu của cuộc sống bận rộn. Vì thế, tỷ lệ XK của mặt hàng này giảm đáng kể, đến năm 2012, mặt hàng này chỉ chiếm 3% cơ cấu mặt hàng cá tra XK.

Tỷ trọng các sản phẩm GTGT đã có những chuyển biến tích cực, năm 2008, các sản phẩm này chỉ chiếm khoảng 5% trong cơ cấu mặt hàng cá tra XK, nhưng đến năm 2012, con số này đã tăng lên là 8%. Một số DN trong tỉnh đã tận dụng phụ phẩm, phế phẩm thu được từ cá tra để sản xuất các sản phẩm XK, góp phần tăng thu nhập, tránh lãng phí và ô nhiễm môi trường. Năm 2011, các sản phẩm dầu cá,

0% 20% 40% 60% 80% 100% 2008 2009 2010 2011 2012 Sản phẩm khác Sản phẩm GTGT Cá tra nguyên con Cá tra phi-lê Năm

collagen chiết xuất từ cá được các DN bổ sung vào danh mục các mặt hàng XK của mình. Điều này cho thấy, các DN An Giang đã chú trọng đến việc đa dạng hóa sản phẩm XK, tạo ra các sản phẩm GTGT cao, chất lượng tốt, đón đầu thị trường, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, góp phần tăng khả năng cạnh tranh và tăng lợi nhuận thu được.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng cá tra của tỉnh An Giang sang thị trường Liên minh châu Âu - Phạm Hải Yến - K49E - 9,3 (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)