Nâng cao chất lượng vùng nuôi

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng cá tra của tỉnh An Giang sang thị trường Liên minh châu Âu - Phạm Hải Yến - K49E - 9,3 (Trang 78 - 80)

Nâng cao chất lượng vùng nuôi cần có sự kết hợp chắt chẽ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và hộ nuôi trồng cá tra xuất khẩu, tuy nhiên, vai trò quan trọng nhất trong giải pháp này là của phía Nhà Nước.

Điều kiện triển khai

Trên cơ sở Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (hỗ trợ áp dụng VietGAP và các tiêu chuẩn GAP liên quan trong lĩnh vực thủy sản) đối với hộ nuôi và DN.

Cách thực hiện

Các công ty chế biến thủy sản (Thuận An, Việt An, Agifish...) phối hợp với Sở NN&PTNT cùng với các Sở ngành liên quan và UBND huyện thị thành phố triển khai thí điểm chuỗi liên kết dọc cá tra trên địa bàn tỉnh An Giang có hiệu quả.

Tiếp tục thực hiện chương trình huấn luyện kỹ năng nuôi an toàn và chất lượng, khuyến khích phát triển mô hình sản xuất cá tra theo tiêu chuẩn quốc tế (GlobalGAP). Sở Khoa học và Công nghệ kết hợp với Sở NN&PTNT thực hiện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất; thường xuyên mở các khóa đào tạo hoặc tập huấn ngắn hạn về quản lý sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như là chất lượng sản phẩm.

Sở NN&PTNT tiếp tục thực hiện các đề tài nghiên cứu ứng dụng nâng cao chất lượng sản phẩm cá tra; đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất cá tra, đặc biệt là trong lĩnh vực kiểm soát dịch bệnh và sản xuất giống. UBND tỉnh cùng với Sở Tài Nguyên và Môi trường và Sở NN&PTNT cần tăng cường đầu tư trang thiết bị để kiểm tra, kiểm soát các chất kháng sinh và hóa chất cấm và hạn chế sử dụng trong thủy sản.

Các DN xuất khẩu cần tăng cường công tác thông tin thị trường, các tiêu chuẩn mới về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của các nhà nhập khẩu, đặc biệt nghiên cứu chiến lược đối phó với các rào cản thương mại của các nước để từng bước thâm nhập thị trường một cách hiệu quả.

Tiếp tục đẩy mạnh sự liên kết giữa DN và ngư dân để tạo nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng. Các DN nghiên cứu kế hoạch thả nuôi, chu kỳ thu hoạch phù hợp với tiến độ giao hàng. DN nên tổ chức mạng lưới thu mua nguyên liệu hợp lý bảo đảm tiêu thụ kịp thời sản phẩm cho ngư dân. Tuy nhiên, nhà máy cung cấp thức ăn thuỷ sản cũng cần được đưa vào chuỗi liên kết để chia sẻ rủi ro và san sẻ lợi ích với ngư dân và nhà máy chế biến.

Tập trung nâng cao chất lượng con giống, kiểm soát dịch bệnh để giảm thất thoát trong quá trình nuôi. Thực hiện chương trình kiểm soát dư lượng, hóa chất kháng sinh trong nuôi trồng cá tra. Bên cạnh đó, tỉnh nên thực hiện rà soát, đánh giá vùng nuôi theo quy hoạch hiện nay, tiến hành loại bỏ những vùng có chất lượng môi trường kém, vùng nuôi nhỏ lẻ, xây dựng và nhân rộng các mô hình nuôi đảm bảo vệ sinh, an toàn chất lượng, phát triển các vùng nuôi tập trung để giao cho DN đầu tư và thả nuôi để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm chi phí.

UBND tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất trong ngành cá tra theo hướng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, tập trung sản

xuất hàng hóa lớn phục vụ XK.

Kết quả dự kiến đạt được

Xây dựng được vùng nguyên liệu đạt tiêu chuẩn sẽ giải quyết được những vấn đề còn tồn tại về mất cân đối cung cầu nguyên liệu, cạnh tranh không lành mạnh trong thu mua nguyên liệu và vấn đề ô nhiễm nguồn nước, góp phần ổn định nguồn cung nguyên liệu, giúp thị trường sản xuất cá tra phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng cá tra của tỉnh An Giang sang thị trường Liên minh châu Âu - Phạm Hải Yến - K49E - 9,3 (Trang 78 - 80)