Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Tháp

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng cá tra của tỉnh An Giang sang thị trường Liên minh châu Âu - Phạm Hải Yến - K49E - 9,3 (Trang 35 - 36)

Theo đánh giá, hiện Đồng Tháp là tỉnh có thế mạnh về sản xuất cá tra, đặc biệt là sản xuất giống, cung cấp cá con và thức ăn thủy sản. Theo số liệu năm 2012, toàn tỉnh hiện có khoảng 1.174 cơ sở nhân giống cá tra, sản xuất được hơn 28 tỷ cá bột và trên 2 tỷ cá tra giống. Các cơ sở này không những cung ứng đủ giống cá tra cho địa bàn tỉnh mà còn cung ứng khoảng 60–70% cá tra giống cho các tỉnh khu vực ĐBSCL.

Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp cho rằng, để đảm bảo đầu ra đáp ứng được tiêu chuẩn ngày càng cao của các nước nhập khẩu và được các thị trường khó tính chấp nhận, vấn đề chủ chốt cần quan tâm đó là chất lượng con giống, nghĩa là “phải truy xuất nguồn gốc con giống, từ lúc bột ươm nuôi lên ươm cá giống là phải có tiêu chuẩn y như cá thịt thì thị trường mới chấp nhận nhập khẩu cá tra thương phẩm” (Ông Dương Nghĩa Quốc - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp). Do đó, tỉnh Đồng Tháp đang liên kết để tìm hướng đi mới cho con cá tra giống thông qua việc

tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tập huấn chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ trực tiếp cá giống bố mẹ đến tận tay người nuôi nhằm tìm kiếm một giải pháp mang tính đồng bộ, trong đó có thống nhất về con giống. Các cơ sở sản xuất phải đảm bảo thống nhất các tiêu chuẩn về chất lượng theo hướng VietGAP và GlobalGAP. Trong thời gian vừa qua, Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp đã phối hợp với Viện nuôi trồng thủy sản 2 cung cấp con giống bố mẹ để thay đổi đàn giống bố mẹ hiện nay trên địa bàn tỉnh (K.K., 2012).

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng cá tra của tỉnh An Giang sang thị trường Liên minh châu Âu - Phạm Hải Yến - K49E - 9,3 (Trang 35 - 36)