0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÁ TRA CỦA TỈNH AN GIANG SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU - PHẠM HẢI YẾN - K49E - 9,3 (Trang 40 -46 )

Năm 2007, việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO đã góp phần mở rộng quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước nói chung và thúc đẩy XK nói riêng. Tuy nhiên, ngay sau đó, tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng không ít đến hoạt động XK của các DN trong nước, trong đó phải kể đến hoạt động chế biến XK cá tra của các DN ở tỉnh An Giang, song, các DN XK ở An Giang luôn xem thị trường EU là một trong những thị trường XK đầy tiềm năng và có sức tiêu thụ cao.

Về sản lượng

Bảng 2.1: Sản lượng xuất khẩu cá tra An Giang sang thị trường EU giai đoạn 2008 – 2012

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Sản lượng (tấn) 54.606 36.811 46.833 28.740 22.521

Tỷ lệ tăng/ giảm so với

năm trước (%) - -32,59 +35,38 -38,63 -21,64

Tổng sản lượng XK toàn

tỉnh (tấn) 177.273 120.831 144.218 133.587 129.079

Tỷ trọng % 30,8 30,46 32,47 21,51 17,45

(Nguồn: phòng TT-XNK, Sở Công Thương tỉnh An Giang)

Trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012, sản lượng cá tra của tỉnh An Giang XK sang EU tăng giảm không ổn định, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, trong đó nguyên nhân dễ dàng nhận thấy nhất đó là do chịu ảnh hưởng

của suy thoái kinh tế toàn cầu. Ngành cá tra An Giang đã bước vào năm 2008 với rất nhiều khó khăn khi mà cả thế giới đang rơi vào tình trạng lạm phát, nền kinh tế tăng trưởng chậm, tỷ giá đồng USD bấp bênh, chi phí đầu vào cho sản xuất tăng vọt, lãi suất ngân hàng cao ngất ngưỡng, tình hình nhập khẩu và tiêu thụ các sản phẩm thủy sản trên hầu hết các thị trường trọng điểm đều giảm đáng kể. Trong nước giá vật tư đầu vào cho sản xuất cá tra tăng cao, trong khi giá đầu ra lại giảm khiến ngư dân gặp khó khăn trong việc duy trì sản xuất. Song, tình hình XK cá tra của An Giang sang EU năm 2008 vẫn tiếp tục tăng trưởng, với sản lượng đạt 54.606 tấn, chiếm 30,8% tổng sản lượng cá tra XK của tỉnh. Cũng trong năm này, An Giang trở thành địa phương đứng thứ hai toàn vùng với tổng diện tích nuôi cá tra 1.400 ha, cho sản lượng hàng năm trên 213.000 tấn cá nguyên liệu. Bên cạnh đó, An Giang cũng triển triển khai xây dựng thêm 5 nhà máy chế biến thủy sản mới, nâng năng lực chế biến XK toàn tỉnh lên 400.000 tấn cá nguyên liệu/năm, gấp đôi năm 2007.

Biểu đồ 2.1: Sản lượng xuất khẩu cá tra An Giang sang một số nước EU giai đoạn 2008 – 2009

Đơn vị: Tấn

(Nguồn: phòng TT-XNK, Sở Công Thương tỉnh An Giang)

Đến năm 2009, sản lượng XK sang EU chỉ đạt khoảng 67% sản lượng của Đức Tây Ban

Nha Hà Lan Ý Bulgary

Bồ Đào Nha Rumani 2008 12053 10608 6672 1926 445 756 1042 2009 9536 7261 2149 582 612 1159 2204 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000

năm 2008, với mức 36.811 tấn (bảng 2.1). Tuy nhiên, tổng sản lượng XK của tỉnh trên toàn thế giới cũng giảm, do đó, tỷ trọng XK sang EU gần như không đổi. Ngoài lý do kinh tế suy giảm, người tiêu dùng EU thắt chặt chi tiêu, các DN XK ở An Giang còn phải đối mặt với tình trạng tín dụng bị siết chặt, lãi suất ngân hàng cao, nguồn nguyên liệu không ổn định.

Trong xu thế kinh tế vĩ mô có chiều hướng xấu đi của toàn khối EU lại xuất hiện những thị trường có triển vọng đối với cá tra XK của An Giang. Theo xu hướng này, các thị trường truyền thống và có sản lượng nhập khẩu lớn của An Giang đã bắt đầu chững lại, thậm chí tốc độ tăng trưởng nhập khẩu sụt giảm mạnh so với năm 2008. Những thị trường trước đây nhập khẩu số lượng lớn cá tra An Giang, thì vào năm 2009, sản lượng nhập khẩu giảm đáng kể. So với năm 2008, sản lượng nhập khẩu năm 2009 của Đức giảm 20,88%, Tây Ban Nha giảm 31,55%, Hà Lan và Ý đều giảm trên 60%. Trong khi đó, các thị trường có quy mô nhỏ hơn lại đang có xu hướng tăng sản lượng nhập khẩu thủy sản An Giang như: Bulgaria sản lượng tăng trên 20%, Bồ Đào Nha tăng khoảng 35% và Rumania tăng 52,72% (biểu đồ 2.1). Đây được xem là một tín hiệu tốt cho sự nỗ lực cố gắng mở rộng thị trường của các DN XK cá tra trên địa bàn tỉnh An Giang.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu thị trường nhập khẩu sản phẩm cá tra của tỉnh An Giang năm 2009

(Nguồn: phòng TT-XNK, Sở Công Thương tỉnh An Giang)

Năm 2009, kinh tế của khối EU tuy đã rơi vào tình trạng suy thoái nhưng vẫn còn sáng sủa hơn so với châu Á và Mỹ. Trong 3 thị trường XK chính của cá tra An

EU 30% Mỹ 9% Châu Á 24% Còn lại 37% Sản lượng

Giang, thị trường EU vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất về sản lượng (chiếm 30%). Mặt khác, các DN ở An Giang đã khá chú trọng các hoạt động xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tại EU, tham gia nhiều hoạt động quảng bá, hội chợ triển lãm thủy sản. Do vậy, trong năm 2009, XK thủy sản sang EU không sụt giảm nhiều như XK sang Mỹ và châu Á.

So với năm 2009, XK cá tra sang thị trường EU đã tăng trở lại vào năm 2010 (bảng 2.1), với sản lượng là 46.833 tấn, chiếm 32,47% tổng sản lượng cá tra XK toàn thế giới của tỉnh. Sở dĩ có sự hồi phục này là do những thông tin không chính xác về sản phẩm cá tra ở một số thị trường đã được minh oan. Cuối năm 2009, cá tra XK của Việt Nam đã được Bộ Y tế và tiêu dùng Tây Ban Nha công nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm EU. Sự tăng trưởng mạnh của thị trường Tây Ban Nha đã phần nào bù đắp được sự giảm sút của khối thị trường này. XK sang Tây Ban Nha trong năm 2010 đạt trên 12 nghìn tấn, tăng 41% so với năm 2009.

Biểu đồ 2.3: Sản lượng nhập khẩu cá tra An Giang của Đức và Tây Ban Nha so với toàn EU giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị: Tấn

(Nguồn: phòng TT-XNK, Sở Công Thương tỉnh An Giang)

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Còn lại 23818 14569 14036

Tây Ban Nha 12305 6679 4586

Đức 10710 7492 3899 0 10000 20000 30000 40000 50000

Năm 2010, có 23 nước trong khối EU nhập khẩu cá tra của An Giang, trong đó hai nước Tây Ban Nha và Đức chiếm khoảng một nửa sản lượng nhập khẩu cá tra của khối thị trường này (49%). Tuy nhiên, kể từ năm 2010, XK thủy sản An Giang nói riêng và Việt Nam nói chung vào thị trường EU lại trở nên khó khăn hơn do quy định chống đánh bắt thủy sản trái phép (IUU) bắt đầu được thực hiện. Cũng vào cuối năm này (12/2010), quỹ Động vật hoang dã thế giới (WWF) đưa cá tra Việt Nam vào danh sách đỏ trong “Cẩm nang hướng dẫn tiêu dùng thuỷ sản 2010” tại một số nước EU. Bên cạnh đó, nền kinh tế của khối EU mặc dù đã có những dấu hiệu tăng trưởng trở lại nhưng sự phục hồi là không đáng kể, thậm chí các quốc gia EU lại đang phải đối mặt với những thách thức to lớn hơn đó là vấn đề nợ công và tình trạng thất nghiệp.

Đúng như dự đoán, năm 2011, các DN ở An Giang chỉ xuất sang EU được 28.740 tấn cá tra, giảm 41,31% so với sản lượng XK năm 2008 (bảng 2.1). Sản lượng nhập khẩu cá tra An Giang của hai quốc gia có sản lượng nhập khẩu dẫn đầu vào năm 2010 là Đức và Tây Ban Nha cũng giảm theo, tuy nhiên, hai quốc gia này vẫn chiếm tỷ trọng nhập khẩu lớn nhất so với toàn khối EU (biểu đồ 2.3). Vào cuối năm 2010 đầu năm 2011, các DN chế biến và XK cá tra của An Giang phải đứng trước khó khăn về thiếu hụt nguyên liệu trong nước để sản xuất, hầu hết các nhà máy chế biến cá tra chỉ hoạt động được khoảng 40% công suất. Hơn nữa, có thể nói đến một số khó khăn đáng kể khác như tình trạng con giống không bảo đảm, chất lượng thấp, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa vùng sản xuất với chế biến. Bên cạnh đó, những rào cản từ thị trường EU như xu hướng bảo hộ thương mại, hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới khắt khe hơn về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm cũng khiến cho các DN An Giang gặp khó khăn trong vấn đề tiếp cận thị trường. Tây Ban Nha – thị trường nhập khẩu số 1 cá tra An Giang vào năm 2010 cũng giảm sản lượng nhập khẩu một cách đáng kể, chỉ còn khoảng 50% so với năm 2010.

Năm 2012, theo đà giảm của năm 2011, sản lượng XK cá tra của An Giang sang thị trường EU chạm đáy trong vòng 5 năm qua, chỉ với 22.521 tấn, tỷ trọng nhập khẩu cá tra An Giang của thị trường EU so với thế giới cũng ở mức rất thấp (17,45%). Trong khoảng thời gian này, tình hình nợ công ở EU vẫn chưa được khắc

phục hiệu quả, do đó, tình hình tài chính, tiêu dùng của người dân EU chưa có những chuyển biến tích cực. Bên cạnh tác động kinh tế, còn có tác động tiêu cực từ những thông tin bôi nhọ sản phẩm cá tra đặc biệt đánh vào các yếu tố môi trường như việc xử lý nước thải, nguồn nước sông Mê Kông… khiến người tiêu dùng, nhà nhập khẩu EU hoang mang, lo lắng. Nhiều nước EU đã tăng cường hàng rào kỹ thuật thương mại để bảo hộ ngành thủy sản trong nước, và chỉ trong những tháng đầu năm 2012, hàng loạt cơ quan chức năng của EU tổ chức kiểm tra An toàn vệ sinh thực phẩm tại các nhà máy chế biến thủy sản của An Giang. Trong khi đó, một số nước như Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia … lại đang triển khai nuôi cá da trơn với sự ủng hộ tài chính của chính phủ, ngành công nghiệp nuôi và chế biến cá da trơn của những nước này đã bắt đầu tiến ra thị trường thế giới. Mặc dù trong năm này, con cá tra XK của An Giang phải đối mặt với những khó khăn nhưng đây chính là cơ hội vàng để ngành tập trung rà soát lại hoạt động sản xuất, thay đổi cách làm cũ, tiến tới sản xuất công nghiệp hiện đại với hi vọng những năm sau đó, cá tra An Giang sẽ lấy lại được vị thế dẫn đầu ở thị trường EU.

Về kim ngạch

Trong giai đoạn 2008 – 2012, kim ngạch XK cá tra của An Giang biến động cùng chiều với sự biến động của sản lượng, tuy nhiên, mức độ tăng giảm lại không như nhau. Sở dĩ có sự khác biệt này là do ngoài phụ thuộc vào sự thay đổi của sản lượng, kim ngạch XK còn thay đổi dựa trên sự biến động của giá XK.

Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng cá tra An Giang sang thị trường EU giai đoạn 2008 – 2012

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Kim ngạch (nghìn USD) 140.524 90.259 105.837 82.739 63.328 Tỷ lệ tăng/giảm so với năm trước (%) - -35,77 +17,26 -21,82 -23,46 Tổng kim ngạch XK toàn tỉnh (nghìn USD) 398.259 273.278 324.597 375.899 350.901 Tỷ trọng (%) 35,28 33,03 32,61 22,01 18,05

(Nguồn: phòng TT-XNK, Sở Công Thương tỉnh An Giang)

trường EU cũng đạt giá trị cao nhất, với hơn 140 triệu USD, chiếm khoảng 35% tổng lượng ngoại tệ thu về từ XK. Đến năm 2009, kim ngạch XK sang EU giảm 35,77% so với năm 2008, trong khi tỷ lệ giảm của sản lượng chỉ khoảng 30%. Năm 2010, mặc dù tỷ trọng đóng góp của cá tra XK sang EU giảm còn 32,61%, giá trị XK sang thị trường EU lại tăng 17,26% tương đương khoảng 15,5 triệu USD. Điều này là do tốc độ tăng trưởng của kim ngạch XK cá tra sang EU chậm hơn so với tốc độ tăng trưởng XK cá tra của toàn tỉnh (18,78%). Năm 2011, kim ngạch XK lại giảm 21,82% so với năm 2010, tỷ trọng xuất sang EU cũng chỉ chiếm 22,01% tổng kim ngạch XK. Sang năm 2012, kim ngạch lại tiếp tục giảm, lúc này, giá trị XK chỉ còn chiếm 18,05% trong tổng kim ngạch XK toàn tỉnh, tương đương 63.328 nghìn USD.

Trong những năm vừa qua, sản lượng và kim ngạch XK cá tra sang thị trường EU liên tục giảm do cả những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng các DN XK ở An Giang vẫn không bỏ cuộc, cố gắng bám trụ thị trường, song song đó, tăng cường các công tác hoàn thiện quy trình kỹ thuật, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư trang thiết bị và công nghệ tiên tiến nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng gắt gao của thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng này.

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÁ TRA CỦA TỈNH AN GIANG SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU - PHẠM HẢI YẾN - K49E - 9,3 (Trang 40 -46 )

×