Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng cá tra của tỉnh An Giang sang thị trường Liên minh châu Âu - Phạm Hải Yến - K49E - 9,3 (Trang 60 - 68)

2.4.2.1. Hạn chế

Thời gian qua, bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn tồn tại không ít hạn chế cản trở việc thúc đẩy hoạt động XK cá tra An Giang sang thị trường EU.

 Về con giống: việc quản lý chất lượng đàn cá bố mẹ chưa được chặt chẽ, hầu hết các cơ sở tư nhân đều chưa áp dụng quy định sản xuất giống theo tiêu chuẩn chất lượng. Nhiều cơ sở ương cá theo truyền thống, quy mô ao quá nhỏ không phù hợp với điều kiện sản xuất lớn. Bên cạnh đó, những cơ sở này cũng chưa công bố chất lượng cho sản phẩm. Mặt khác, tình trạng dùng kháng sinh quá nhiều trong quy trình ương tại một số cơ sở vẫn còn tồn tại và việc kiểm tra chất lượng con giống chưa được thực hiện tốt. Tình hình con giống bị thoái hóa, chưa kiểm soát tốt dịch bệnh và môi trường nuôi làm giảm chất lượng sản phẩm.

Bảng 2.5: Tỷ lệ kiểm tra các ao nuôi cá tra nguyên liệu của trước khi thu mua Số DN Tỷ lệ %

Kiểm tra tất cả các ao cá nguyên liệu trước khi mua 3 20 Kiểm tra trên 70% các ao cá nguyên liệu trước khi mua 5 33,33 Kiểm tra từ 50% - 70% các ao cá nguyên liệu trước khi mua 5 33,33 Kiểm tra dưới 50 % các ao cá nguyên liệu trước khi mua 2 13,33

Không kiểm tra chất lượng nguyên liệu 0 0

Tổng cộng 15 100

 DN chưa chủ động được nguồn nguyên liệu đáp ứng cho nhà máy chế biến, còn phụ thuộc vào nguyên liệu mua ngoài. Tuy nhiên, giá cả và chất lượng của nguồn nguyên liệu này không ổn định. Hầu như năm nào cũng xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu cá tra nguyên liệu, người nuôi trồng không bán được cá dẫn đến cá quá lứa hoặc thiếu nguyên liệu cho các DN chế biến XK dẫn đến vi phạm hợp đồng.

Bảng 2.6: Mức độ ổn định của nguyên liệu cho nhà máy chế biến xuất khẩu Số DN Tỷ lệ %

Đáp ứng 100% công suất 0 0

Đáp ứng trên 70% công suất 8 53,33

Đáp ứng từ 50%-70% công suất 5 33,33

Đáp ứng dưới 50% công suất 2 13,33

Tổng cộng 15 100

(Nguồn: Kết quả khảo sát).

 Do tình hình kinh tế khó khăn, cộng với khủng hoảng nợ công tại các nước là thị trường chủ lực nhập khẩu mặt hàng cá tra của các DN An Giang nên khách hàng hiện nay ký hợp đồng tăng thời gian thanh toán, đồng thời với chi phí lãi suất ngân hàng trong nước đã tạo nên gánh nặng cho DN. Ngoài ra, DN và hộ nuôi cá tra gặp nhiều khó khăn trong khâu tiếp cận vốn vay từ ngân hàng. Hầu hết các DN chế biến cá tra XK đều là DN vừa và nhỏ nên nguồn vốn điều lệ rất hạn chế. Mặt khác, thời gian này, các ngân hàng thực hiện chính sách siết chặt tín dụng, các điều kiện cho vay ngày càng khắt khe. Tình trạng thiếu vốn cho nuôi trồng và sản xuất đã khiến không ít nông hộ và DN điêu đứng.

Bảng 2.7: Vốn điều lệ của doanh nghiệp xuất khẩu cá tra

Vốn điều lệ Số DN Tỷ lệ %

Dưới 1 tỷ đồng Việt Nam (VND) 0 0

Từ 1 tỷ đến dưới 10 tỷ VND 0 0

Từ 10 đến dưới 50 tỷ VND 4 26,67

Từ 50 đến dưới100 tỷ VND 6 40

Từ 100 tỷ VND trở lên 5 33,33

Tổng cộng 15 100

 Công nghệ chế biến còn lạc hậu và trình độ lao động còn hạn chế nên cá tra XK sang EU chủ yếu là những mặt hàng thô, sơ chế, những mặt hàng GTGT và chế biến sâu chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Đây là một thiệt thòi cho các DN trong việc vận dụng những ưu đãi về thuế mà hiệp định khung mang lại cũng như gia tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó, cơ cấu mặt hàng XK của các DN chưa đa dạng, mẫu mã còn đơn điệu, ít hấp dẫn.

Bảng 2.8: Đánh giá về mức độ xuất khẩu các mặt hàng GTGT chế biến từ cá tra của doanh nghiệp

Số DN Tỷ lệ %

Có, rất nhiều 0 0

Có nhưng rất ít 4 26,67

Không 11 73,33

Tổng cộng 15 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

Bảng 2.9: Công nghệ, máy móc và trang thiết bị phục vụ chế biến xuất khẩu của doanh nghiệp

Số DN Tỷ lệ %

Mới hoàn toàn 0 0

Mới khoảng 70% 5 33,33

Mới khoảng 50% 7 46,67

Hầu hết là cũ 3 20

Tổng cộng 15 100

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

Bảng 2.10: Trình độ tay nghề của công nhân trong khâu chế biến Số DN Tỷ lệ % Tốt 2 13,33 Khá 6 40 Trung bình 7 46,67 Yếu 0 0 Tổng cộng 15 100

 Sản lượng và kim ngạch XK sang thị trường EU những năm qua tăng giảm không ổn định. Năm 2012, sản lượng và kim ngạch XK sang thị trường này giảm hơn 50% so với năm 2008.

 Nhiều chi phí sản xuất mới phát sinh, các khoảng phí đóng góp tiếp tục tăng (cấp phép, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, …), các loại hàng hóa cung ứng đầu vào tăng cao (giá điện, xăng dầu, bọc nhựa PE, PA, ...) kéo theo giá thành sản phẩm tăng, phần nào đã làm giảm tính cạnh tranh mặt hàng cá tra.

 Tuy giá xuất khẩu cá tra sang thị trường EU những năm gần đây đã tăng trưởng trở lại nhưng vẫn còn ở mức rất thấp. Giá cá tra hiện nay chỉ dao động ở mức 1,8 – 2,5 USD/kg, thấp hơn rất nhiều so với mức 4,93 USD/kg của những năm 1998.

 Hoạt động thâm nhập thị trường vẫn còn phụ thuộc rất nhiều, gần như là hoàn toàn vào những đại lý, nhà nhập khẩu phía EU. Các DN trong tỉnh An Giang nói riêng và Việt Nam nói chung chưa có khả năng tiếp cận trực tiếp được với những nhà bán lẻ và không thể thực hiện được công việc phân phối hàng hóa của mình đến tận tay người tiêu dùng nội địa. Ngoài ra, các DN cũng ít chú trọng vào công tác điều tra, nghiên cứu, phân tích, đánh giá thị trường cũng như nghiên cứu, đánh giá khách hàng mục tiêu dẫn đến mức độ am hiểu thị trường và khách hàng kém, không có khả năng lôi kéo khách hàng tiềm năng và khó có những kế hoạch ứng phó kịp thời khi có biến động trên thị trường và nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng thay đổi.

Bảng 2.11: Mức độ thường xuyên tiến hành các hoạt động điều tra nghiên cứu và phân tích thị trường, khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp

Số DN Tỷ lệ % 1 tuần/lần 0 0 1 tháng/lần 0 0 1 quý/lần 3 20 1 năm/lần 6 40 Không thực hiện 6 40 Tổng cộng 15 100

 Hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường EU vẫn chưa được nhiều DN chú trọng. Theo Quyết định 1921/QLCL-CL1 của Bộ NN&PTNT, từ ngày 31/12/2010, tất cả các sản phẩm chế biến từ cá tra, cá basa để XK đều phải sử dụng tên thương mại in trên bao bì là cá basa (Pangsius hypoththalmus). Đây được xem là tiền đề cho việc xây dựng thương hiệu cho cá tra Việt Nam có chỗ đứng trong tâm trí người tiêu dùng EU, tuy nhiên, cho đến thời điểm này các DN cũng như cơ quan Nhà nước vẫn chưa đạt được mục tiêu đã đề ra. Đa số các công ty đều quảng cáo sản phẩm trên báo chí, trang web, đài phát thanh, truyền hình, ngoài ra còn tham gia hội nghị trong và ngoài nước để quảng bá sản phẩm của mình.

Bảng 2.12: Các hoạt động marketing xuất khẩu của doanh nghiệp Số DN Không bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Luôn luôn Phân phát ấn phẩm ca-ta-lô 0 5 6 4 0

Tham gia hội chợ hàng thủy sản 1 4 3 5 2

Đi thăm khách hàng nước ngoài 7 6 2 0 0

Cập nhật trang web với những mẫu

mã mới 6 2 4 3 0

Thông qua phương tiện thông tin đại

chúng ở nước ngoài 7 3 3 2 0

Thông qua các hiệp hội, tổ chức

thương mại 0 2 6 7 0

Các hình thức khác (Xin nêu rõ) ________________________________

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

 Tác động đến môi trường: Nghề nuôi cá tra đem lại hiệu quả kinh tế khá cao nên diện tích nuôi cá tra đã gia tăng rất nhanh. Tuy nhiên, hoạt động nuôi cá tra phát triển tự phát, ồ ạt nhưng việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức, hầu hết các hộ nuôi không có ao lắng, ao lọc xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường. Chính sự không quan tâm môi trường đã làm cho chất lượng môi trường ao nuôi cũng như môi trường sinh thái bên ngoài suy giảm, dịch bệnh bùng phát, năng suất

cá nuôi giảm mạnh. Đây chính là yếu tố gây khó khăn, cản trở các DN XK của An Giang đạt được những chứng nhận phù hợp với yêu cầu của phía EU. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan

 EU là một khối gồm 28 nước, tuy có nét tương đồng về nhiều mặt như kinh tế chính trị xã hội nhưng vẫn tồn tại sự khác biệt giữa các nước. Do đó, khi các DN An Giang muốn tiếp cận thị trường EU cần phải nghiên cứu văn hóa, tập quán, thị hiếu tiêu dùng... của từng thị trường cụ thể để đưa ra được chính sách bán hàng và marketing hợp lý.

 EU không áp dụng hạn ngạch đối với mặt hàng cá tra nhập khẩu từ Việt Nam, thay vào đó, họ tăng cường áp dụng các hàng rào kỹ thuật đối với mặt hàng này. Những hàng rào kỹ thuật (bao gồm các tiêu chuẩn về: chất lượng, an toàn vệ sinh, lao động, môi trường...) ngày càng khắt khe đòi hỏi các DN Việt Nam cũng như An Giang phải đáp ứng được nếu muốn thâm nhập vào thị trường rộng lớn này.  Mặt hàng cá tra An Giang XK sang thị trường EU gặp phải nhiều trở ngại từ đối thủ cạnh tranh. Thời gian gần đây, các nước lân cận (Campuchia, Philippin, Malaysia...) được sự hỗ trợ của chính phủ đã tăng cường XK cá tra sang thị trường EU, tạo nên sức ép lớn cho các DNXK cá tra An Giang, đòi hỏi họ phải tập trung nâng cao chất lượng, giảm giá thành, tìm kiếm khách hàng mới để có thể giữ vững và nâng cao sản lượng XK.

 EU có kênh phân phối phức tạp. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, những nhà bán lẻ và hệ thống siêu thị ở EU không trực tiếp mua hàng từ những nhà XK nước ngoài mà thông qua những nhà nhập khẩu và phân phối trong nước. Do đó, các DN An Giang rất khó có cơ hội đưa sản phẩm trực tiếp đến tận tay người tiêu dùng.

Nguyên nhân chủ quan

 Hiện tại, địa phương An Giang nói riêng và cả nước nói chung vẫn chưa ban hành khung pháp lý đủ mạnh để điều chỉnh mối quan hệ các bên tham gia trong sản xuất và tiêu thụ cá tra.

 Thiếu quy hoạch đồng bộ: Nhiều năm gần đây, việc sản xuất, chế biến cá tra đã gặp không ít khó khăn do biến động về giá cả và thị trường thế giới. Bên cạnh

đó, một phần nguyên nhân xuất phát từ việc nuôi tự phát, thiếu sự quy hoạch đồng bộ. Do nghĩ sản xuất cá tra là ngành siêu lợi nhuận nên nhiều hộ dân chỉ tập trung vào lợi trước mắt, không quan tâm đến khuyến cáo của ngành thủy sản. Nhiều DN chế biến mới tiếp tục ra đời, cạnh tranh không lành mạnh. Giá cá nguyên liệu và giá XK không ổn định, giá nguyên liệu đầu vào phục vụ nuôi trồng thủy sản (thức ăn, hóa chất,…) chưa được kiểm soát một cách chặt chẽ. Giá cá nguyên liệu lúc tăng lúc giảm, khi thì cung vượt cầu, lúc thì cầu vượt cung, khiến cho khi thì nhà máy chế biến hoạt động cầm chừng, lúc thì người nuôi treo ao vì thua lỗ.

 Cạnh tranh không lành mạnh trong sản xuất giống: Bên cạnh sức ép cạnh tranh về thị trường, vì mục đích lợi nhuận, nhiều cơ sở sản xuất giống cá tra sử dụng đàn cá bố mẹ không rõ nguồn gốc, bắt cá đẻ ép, đẻ nhiều lần trong năm, không áp dụng khoa học kỹ thuật và quy trình sản xuất chặt chẽ, nên đã tạo ra đàn cá giống kém chất lượng, làm giảm tỷ lệ sống của cá nuôi thương phẩm, ảnh hưởng đến chất lượng thịt cá phi-lê, uy tín của thủy sản An Giang nói riêng và thủy sản Việt Nam nói chung.

 Sự phát triển quá nhanh của ngành công nghiệp cá tra trong khi môi trường kinh doanh chưa phát triển tương xứng làm cho xung đột lợi ích giữa người nuôi và DN chế biến. Nghề nuôi cá tra bùng phát theo phong trào, liên kết rời rạc giữa người nuôi cá và DN. Chưa có sự gắn kết thật sự giữa DN chế biến thủy sản và hộ nuôi, nhất là hợp đồng tiêu thụ nguyên liệu (chưa có tính pháp lý,…). Quá trình thực hiện hợp đồng sản xuất và tiêu thụ cá tra còn nhiều bất cập do Quyết định 80/QĐ-TTg với các điều khoản văn bản chỉ dừng lại ở mức độ khuyến khích, động viên chung chung, thiếu cơ sở pháp lý ràng buộc trách nhiệm dân sự hoặc hình sự giữa các bên tham gia ký kết hợp đồng, dễ dẫn đến tranh chấp khi có biến động thị trường (Phạm Thị Thu Hồng, 2013).

 Các DN An Giang còn yếu kém trong khâu quản lý và phối hợp XK, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN vẫn còn tồn tại, đặc biệt là cạnh tranh về giá. Đó là tình trạng chào giá thấp, bán giá phá khiến cho hàng hóa mất sức cạnh tranh, đồng thời bị ép giá. Hiện vẫn chưa có chế tài đủ mạnh đối với hiện tượng tranh mua, tranh bán đối với các DN XK cá tra.

mức độ nắm bắt thông tin thị trường còn kém nên các DN XK An Giang thường lựa chọn phương thức XK qua công ty trung gian để hạn chế những rủi ro. Thế nhưng, việc quá lạm dụng phương thức này đã làm cho DN sản xuất và XK của Việt Nam ít có khả năng kiểm soát đối với toàn bộ chuỗi giá trị của sản phẩm, chỉ thu về được phần nhỏ và rẻ nhất trong toàn bộ giá trị gia tăng.

Tóm lại, trong chương 2, tác giả đã trình bày về thực trạng XK cá tra của tỉnh An Giang sang thị trường EU giai đoạn 2008 – 2012. Trong khoảng thời gian này, XK cá tra sang EU đạt được một số thành tựu nhất định, tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn không ít hạn chế. Tình hình XK giai đoạn này không mấy khả quan do chịu sự ảnh hưởng xấu từ tình hình kinh tế thế giới cũng như cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu. Thêm vào đó, các nước EU ngày càng siết chặt các rào cản kỹ thuật khiến cho việc đáp ứng các tiêu chuẩn nhập khẩu vào EU của DN XK ở An Giang gặp rất nhiều khó khăn. Những thông tin sai lệch là một nguyên nhân khiến cho tình hình tiêu thụ cá tra Việt Nam cũng như An Giang tại EU giảm. Hiện tượng bôi xấu cá tra Việt Nam bắt đầu sau khi Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) đưa cá tra vào danh sách những loài tránh tiêu thụ. Tiếp đó, truyền hình một quốc gia EU đăng tải thông tin sai lệch về việc sử dụng lao động cũng như quy trình nuôi và chế biến cá tra tại Việt Nam. Vì vậy, người tiêu dùng EU có quan điểm tiêu cực đối với cá tra và mô hình nuôi cá tại Việt Nam. Ngoài ra, chính bản thân nội bộ ngành hiện vẫn còn tồn tại nhiều bất ổn, kinh nghiệm trong khâu nuôi trồng và cả khâu chế biến XK còn non yếu, khả năng quản lý kém, chưa nhạy bén với sự thay đổi của thị trường, DN An Giang thiếu chiến lược tiếp thị bài bản và xây dựng thương hiệu cho cá tra An Giang tại EU. Do đó, thời gian tới, đòi hỏi phải có những giải pháp tối ưu nhằm vực dậy hoạt động XK cá tra sang thị trường EU, một thị trường to lớn với nhiều tiềm năng và cũng không ít đối thủ cạnh tranh.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA TỈNH

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng cá tra của tỉnh An Giang sang thị trường Liên minh châu Âu - Phạm Hải Yến - K49E - 9,3 (Trang 60 - 68)