Tiềm năng và lợi thế của AnGiangtrong chế biến và xuất khẩu cá tra

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng cá tra của tỉnh An Giang sang thị trường Liên minh châu Âu - Phạm Hải Yến - K49E - 9,3 (Trang 28 - 32)

động vật chân bụng biển (ví dụ: ốc biển) sống hoặc đã qua chế biến. Những mặt hàng này chỉ được phép nhập khẩu vào EU nếu như có xuất xứ từ những khu vực nằm trong danh sách được đồng ý và phê duyệt. Cơ quan nhà nước của những quốc gia XK được yêu cầu phải đảm bảo trong việc phân loại những sản phẩm này, đồng thời giám sát chặt chẽ khu vực sản xuất nhằm loại trừ trường hợp nhiễm độc tố gây ngộ độc.

 Đối với sản phẩm thủy sản nuôi trồng, các nước XK cần có kế hoạch kiểm soát kim loại nặng, chất gây ô nhiễm, dư lượng thuốc trừ sâu và thuốc thú y phù hợp với yêu cầu của EU.

 Cơ quan có thẩm quyền của nước XK đề ra kế hoạch kiểm soát phù hợp, kế hoạch này phải được sự đồng ý ban đầu của EC và được sửa đổi và bổ sung hằng năm.

 Chỉ những tàu thuyền và những cơ sở đã được phê duyệt (ví dụ như nhà máy chế biến, kho lạnh…), thông qua sự kiểm tra và xác nhận của cơ quan thẩm quyền của nước XK đáp ứng được những tiêu chí EU đề ra mới được nhập khẩu vào EU. Cơ quan này cung cấp những chứng nhận cần thiết và có nghĩa vụ thanh tra thường xuyên và điều chỉnh khi cần. Danh sách những cơ sở được phê duyệt nêu trên được duy trì bởi EC và được công bố trên trang web của họ.

 Để xác nhận sự tuân thủ những quy định trên, Văn phòng Thực phẩm và Thú Y (Food and Veterinary Office) của EC sẽ kiểm tra lại một lần nữa. Mục đích của việc kiểm tra nhằm thiết lập sự tin tưởng giữa EC và cơ quan có thẩm quyền của nước XK. (European Commission)

1.3. Tiềm năng và lợi thế của An Giang trong chế biến và xuất khẩu cá tra tra

An Giang là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL, nằm ở cửa ngõ đầu nguồn sông Mê Kông chảy vào địa phận Việt Nam nên nơi đây có một lợi thế tự

nhiên rất lớn cũng như kinh nghiệm để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, trong đó có nuôi trồng cá tra. Trong nhiều năm qua, thủy sản, mà đối tượng chủ lực là cá tra đã được tập trung đầu tư để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh (Nhân Hòa, 2010). Nghề nuôi trồng thủy sản ở An Giang rất phổ biến với nhiều mô hình như: nuôi ao đất, lồng bè, đăng quầng,… đặc biệt là mô hình nuôi cá bè – nghề truyền thống của người dân An Giang, trong đó cá tra và basa là hai loài cá nuôi chủ lực, khi nhắc đến An Giang người ta liên tưởng ngay đến “Làng bè Châu Đốc” (Trương Ngô Bích Ngọc, 2011).

Vị trí địa lý

Với lợi thế về vị trí địa lý, nằm trên đoạn gần cuối của dòng sông Mê Kông, nơi mà dòng chảy đã trở nên tĩnh lặng hơn so với phía thượng lưu và ít bị ô nhiễm hơn phía cuối nguồn và cũng là tỉnh đầu nguồn của sông Cửu Long, từ nhiều năm qua, An Giang là địa phương đầu tiên được tận hưởng nguồn cá thiên nhiên hết sức phong phú về sản lượng cũng như thành phần loài, đặc biệt là cá tra.

Điều kiện tự nhiên – xã hội

An Giang nằm ở vùng trung tâm của hạ lưu lưu vực sông Mê Kông, là tỉnh đầu nguồn của vùng ĐBSCL có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và có hai con sông chính là sông Tiền dài 80 km, sông Hậu dài 100 km, cùng với nhánh sông Châu Đốc (28 km) và sông Vàm Nao (7 km). Tất cả tạo nên cảnh quan đặc thù của vùng sông nước An Giang, nguồn nước tốt và thời tiết hết sức thuận lợi cho nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản phát triển. Diện tích tự nhiên 3.406 km2; phía Bắc giáp với Vương quốc Cam-pu-chia (biên giới 96,6 km), phía Nam – Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông – Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp và phía Đông Nam giáp thành phố Cần Thơ.

An Giang là tỉnh có dân số khá đông, theo số liệu thống kê năm 2011 dân số cả tỉnh trên 2,1 triệu người, đây là tỉnh có dân số đông nhất khu vực ĐBSCL, mật độ dân số 608 người/km² (Tổng cục Thống kê), phần đông dân cư sống dọc theo đường giao thông thủy, bộ, kênh rạch. Số người trong độ tuổi lao động khoảng 1,39 triệu người chiếm tỷ lệ 67% dân số toàn tỉnh (Cổng thông tin điện tử An Giang, 2013) hàng năm có trên 30.000 người bước vào tuổi lao động, từ đó cho thấy nguồn lực lao động của tỉnh rất dồi dào.

Điều kiện thủy văn và chất lượng nước

Hàng năm mùa lũ bắt đầu từ tháng 7 – 8 khi nhiễu động nhiệt đới hoạt động gây ra mưa to và dài ngày, làm xuất hiện những trận lũ đầu mùa, nước sông Tiền và sông Hậu lên nhanh với cường suất 10 – 20 cm/ngày.

Cường suất lũ ở An Giang thường không ổn định, dao động từ 17 – 36 cm/ngày. Khi lũ chảy tràn vào đồng ruộng, cường suất lũ giảm dần và ổn định từ 2 – 4 cm/ngày. Độ dốc lũ ổn định hơn qua các năm, lớn nhất có thể đạt 5 cm/km đối với sông Tiền và 4 cm/km đối với sông Hậu. Do đặc điểm cường suất lũ có giá trị tương đối thấp, mực nước lên chậm, từ từ nên đã tạo điều kiện cho hoạt động thủy sản ở An Giang phát triển mạnh từ bao đời nay.

Lưu lượng dòng chảy lớn nhất: Thời gian lũ thường kéo dài từ 4 tháng đến 7 tháng, tuỳ theo năm có lũ lớn hoặc lũ nhỏ. Từ số liệu đo đạc từ nhiều năm, lưu lượng nước lũ khá lớn, cực đại dao động từ 16.900 – 27.000 m3/s ở sông Tiền tại Tân Châu và 8.000 m3/s ở sông Hậu tại Châu Đốc.

Lưu lượng dòng chảy nhỏ nhất: Dòng chảy sông Cửu Long tuy phong phú, nhưng phân bố không đều theo thời gian, mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 11 chiếm 80 – 90%, mùa cạn từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau chỉ chiếm 10 –20% lượng dòng chảy năm. Tuỳ thuộc vào độ lớn lũ năm trước mà lưu lượng nước kiệt nhất vào tháng 3 hoặc tháng 4. Lưu lượng kiệt nhất tại Tân Châu dao động từ 1.246 – 1.556 m3/s (Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường, 2011).

Vận tốc dòng chảy: vào mùa lũ 0,5 – 0,6 m/giây, ở mùa khô 0,1 – 0,2 m/giây. Vận tốc nước chảy qua bè đặt gần bờ sẽ thấp hơn giá trị này. Từ bờ ra lòng sông khoảng 50 m, người ta có thể đặt 2 – 3 hàng bè nối nhau.

Nhiệt độ nước biến thiên không nhiều, cao nhất là 310C vào tháng 5 và tháng 10, thấp nhất 260C vào tháng giêng. Biên độ chênh lệch trong ngày khoảng 1,50C, nhiệt độ trên tầng mặt cao hơn dưới đáy 2 – 30C.

Độ trong và pH: trong mùa khô, độ trong của nước từ 40 – 60 cm và pH khoảng 7,5. Mùa mưa, độ trong chỉ 8 – 10 cm và pH nước sông khá ổn định là đặc điểm rất có lợi cho đời sống của thủy sinh vật và cá.

Độ cứng dao động từ 2 – 5 độ (độ Đức), chủ yếu được hình thành trên cơ sở muối cacbonat canxi và thuộc dạng nước ít muối khoáng.

Các chất khí hòa tan: ở sông Tiền và sông Hậu nước tương đối thoáng sạch, dưỡng khí đầy đủ (4,3 – 9,7 mg/lít), hàm lượng khí cac-bo-nic thấp (1,7 – 5,2 mg/lít) nghĩa là nằm dưới giới hạn có hại đối với cá và sinh vật dưới nước. Ngoài ra không có các khí độc trong nước sông (Trung tâm Nghiên cứu khoa học nông vận).

Thức ăn, vật tư phục vụ nuôi cá

Nguồn cá tạp tự nhiên nước ngọt và nước lợ vẫn cung cấp làm thức ăn cho cá nuôi dồi dào, đặc biệt là vào cuối mùa gió Tây Nam hàng năm (sau đỉnh lũ) nước sông từ thượng nguồn đổ xiết về hạ lưu và mang về nguồn lợi cá tự nhiên rất dồi dào cả về số lượng lẫn chủng loại, nhiều nhất là cá linh (Labeobarb siamensis) và các loại cá tự nhiên khác. Ngoài nguồn cá tự nhiên nước ngọt còn các loại cá tạp đánh bắt từ biển Rạch Giá được chuyển đến khu vực nuôi bè với đoạn đường ngắn, giá cả phù hợp và thường xuyên. Bên cạnh đó, khu vực tứ giác Long Xuyên đất đai màu mỡ, thích hợp cho canh tác các loại nông sản và là nguồn cung cấp chủ yếu nguyên liệu nông sản để chế biến thức ăn cho cá nuôi bè (cám, tấm, đậu, bắp...). Hiện đa số các hộ nuôi cá tỉnh An Giang sử dụng thức ăn tự chế tấm cám, cá tạp, bột cá, đậu nành trong qui trình nuôi. Ưu điểm của việc sử dụng thức ăn tự chế là chi phí thức ăn rẻ, chất lượng cá thương phẩm tương đương so với sử dụng thức ăn viên, đây cũng là một trong những lợi thế của tỉnh An Giang cũng như các tỉnh thuộc vùng ĐBSCL (Đoàn Văn Hổ, 2009). Ngoài thức ăn tự chế, người nuôi cá đã biết sử dụng thức ăn công nghiệp, các thành phần bổ sung cho cá như các chất khoáng vi lượng và các loại vitamin. Thức ăn công nghiệp được sử dụng kết hợp với thức ăn tự chế trong qui trình nuôi nhằm mục đích hạ giá thành nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cá.

Kỹ thuật nuôi

Nghề nuôi cá bè ở An Giang có từ thập kỷ 70, do đó, đa số các hộ nuôi cá ở tỉnh có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề nuôi cá tra cũng như sản xuất giống nhất là ươm cá tra giống. Người nuôi cá ở An Giang vớt cá tra bột từ Biển Hồ (Cam-pu- chia) theo dòng sông Mê Kông chảy về, sau đó thuần dưỡng đến khi cá phát triển khoảng 1 – 3 cm (cá tra giống) thì đem nuôi thương phẩm. Cũng nhờ những hoạt động của nghề nuôi cá tra, đã góp phần giải quyết công ăn việc làm, đem lại cuộc sống sung túc cho người dân địa phương và tạo điều kiện cho ngành thủy sản An

Giang ngày một phát triển (Trương Ngô Bích Ngọc, 2011).

Cơ sở chế biến

Hiện nay, toàn tỉnh có 17 DN với 23 nhà máy chế biến thủy sản, tổng công suất khoảng 333,5 nghìn tấn sản phẩm/năm (Quang Vinh – Minh Hiển, 2013).

Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Ngành chế biến thủy sản đông lạnh của tỉnh có trình độ công nghệ tương đối hiện đại, máy móc được thiết bị lắp đặt đồng bộ của các hãng chuyên ngành nổi tiếng giúp sản phẩm XK vào các thị trường khó tính trên thế giới. Từ năm 2000 đến nay, ngoài nguồn vốn đầu tư ban đầu, để thật sự có khả năng cạnh tranh trên thương trường, các DN chế biến thủy sản An Giang đã đầu tư hơn 100 tỉ đồng đổi mới công nghệ, trang thiết bị, nâng công suất, lắp đặt thêm phân xưởng nhằm đa dạng hóa mặt hàng phục vụ XK và tiêu thụ nội địa. Các cơ sở chế biến thủy sản đều đạt tiêu chuẩn ngành về điều kiện an toàn vệ sinh và thú y thủy sản. Các cơ sở này cũng chú trọng vào công tác đa dạng hóa các mặt hàng thủy sản chế biến, nâng cao tỷ trọng XK các mặt hàng có giá trị gia tăng và tươi sống (Nhân Hòa, 2010). Người nuôi cá được tiếp cận thông tin khoa học kỹ thuật qua các kênh chuyển giao công nghệ, đề tài nghiên cứu khoa học, phương tiện truyền thông và các cơ quan chức năng của ngành thủy sản. Theo yêu cầu của tiêu chuẩn GlobalGAP, tất cả các công đoạn trong chuỗi sản xuất sản phẩm thủy sản như giống, thức ăn, nuôi thương phẩm, chế biến xuất khẩu đều phải được chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP. Hiện nay, tỉnh An Giang có điều kiện rất thuận lợi để phát triển cá tra nhanh và bền vững do khâu giống (Trung tâm Giống thủy sản An Giang) và khâu thức ăn (Xí nghiệp thức ăn gia súc An Giang - AFIEX) đều đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP. Không những vậy, UBND tỉnh An Giang còn xây dựng chuỗi liên kết trong quá trình nuôi, chế biến cá tra, từ hỗ trợ vốn, thức ăn, kỹ thuật nuôi, sản xuất theo GlobalGAP (Phan Hồng Cương, 2012).

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng cá tra của tỉnh An Giang sang thị trường Liên minh châu Âu - Phạm Hải Yến - K49E - 9,3 (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)