Kênh phân phối

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng cá tra của tỉnh An Giang sang thị trường Liên minh châu Âu - Phạm Hải Yến - K49E - 9,3 (Trang 50 - 52)

Hệ thống kênh phân phối sản phẩm cá tra XK gồm có hệ thống thu mua trong nước và hệ thống phân phối tại thị trường EU.

Thu mua trong nước

Hiện nay, các DN ở An Giang dù đã chủ động đào ao nuôi cá nhưng cũng chỉ đáp ứng được khoảng 60% (kết quả khảo sát) nguyên liệu dùng cho chế biến XK, số còn lại, những DN này phải phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ bên ngoài. DN thực hiện việc thu mua thông qua các hình thức sau:

 DN trực tiếp mua cá từ hộ nông dân, theo cách này, DN khó có thể chủ động được nguồn cung khi giá cá tra biến động theo hướng tăng mạnh.

tra nguyên liệu từ nông dân và bán lại cho DN, theo biện pháp này, chi phí có thể cao hơn, tuy nhiên, nguồn cung lại ổn định hơn so với mua trực tiếp từ nông dân, đặc biệt là khi DN cần mua vào với số lượng lớn cá tra nguyên liệu.

 Theo hình thức liên kết dọc: DN liên kết với người nuôi theo hợp đồng được ký kết giữa hai bên. Nông dân được DN đầu tư 100% chi phí thức ăn và khoán những chi phí sản xuất khác cho nông hộ gồm: con giống, thuốc – hóa chất, lương công nhân, thuê ao, điện dầu và các chi phí khác (Phạm Thị Thu Hồng, 2013). Ở hình thức này, nông dân sẽ hạn chế được rủi ro và không phải lo nhiều chuyện giá nguyên liệu xuống thấp hoặc DN không trả tiền mua cá. Còn DN sẽ chủ động được nguồn nguyên liệu đạt yêu cầu kỹ thuật và chất lượng cao, giúp DN định hình và xây dựng thương hiệu, tạo uy tín về mặt hàng cá tra phi-lê XK của họ đối với đối tác nhập khẩu (Trung Chánh, 2013).

Hệ thống phân phối tại thị trường EU

Theo kết quả khảo sát của tác giả, nhìn chung, các DN An Giang chưa có đủ khả năng, tiềm lực cũng như kinh nghiệm để xây dựng hệ thống phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng nước ngoài tại thị trường nước nhập khẩu, do đó, ở hầu hết các thị trường EU, nhà nhập khẩu (ví dụ: Anduhondra) đóng vai trò quan trọng trong việc nhập khẩu và phân phối mặt hàng cá tra của An Giang. Những nhà nhập khẩu này sẽ chịu mọi trách nhiệm trong việc thực hiện các thủ tục liên quan đến nhập khẩu như đăng ký, kiểm tra, thủ tục thông quan..., sau đó họ sẽ chuyển giao cho các công ty phân phối hoặc các cơ sở bán lẻ và hàng hóa sẽ được đưa đến tay người tiêu dùng thông qua các kênh này. Một số thông tin về kênh phân phối chủ yếu tại ba thị trường chủ lực nhập khẩu cá tra An Giang của EU tác giả thu thập được từ khảo sát:

 Đức: các DN An Giang không thể trực tiếp tiếp cận được các nhà bán lẻ ở Đức mà phải thông qua những nhà nhập khẩu do những nhà bán lẻ này hiếm khi nhập khẩu trực tiếp từ những nước ngoài EU. Ngoài ra, mua hàng từ những nhà nhập khẩu lớn uy tín sẽ giúp họ đảm bảo được chất lượng hàng hóa và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí giao dịch. Một số nhà bán lẻ đa dụng quan trọng nhất tại Đức là Edeka (www.edeka.de), Rewe (www.rewe.de), Lidl (www.lidl.de), Aldi (www.aldi.de), Metro (www.metro-group.com) (Cục Xúc tiến thương mại, 2011).

 Tây Ban Nha: Hầu hết các mặt hàng cá tra của DN An Giang XK sang Tây Ban Nha được phân phối chủ yếu qua các nhà nhập khẩu và các đại lý ở Tây Ban Nha, các nhà nhập và đại lý này sau khi nhận hàng tại cảng sẽ phân phối cho các công ty tái đông và đóng gói giao cho những cơ sở chế biến hoặc những nhà buôn, sau đó cá tra mới được phân phối đến những nhà bán lẻ, quán ăn, nhà hàng, căn tin, trường học, người tiêu dùng trực tiếp…

 Hà Lan: Tương tự, muốn xâm nhập thị trường Hà Lan, các DN An Giang phải thông qua các nhà nhập khẩu. Thêm vào đó, cá tra An Giang muốn đến được tay người tiêu dùng phải thông qua nhiều nhà chế biến và bán sỉ. Kênh phân phối rộng khắp trực tiếp giúp đưa mặt hàng cá tra An Giang đến người tiêu dùng Hà Lan là các hệ thống siếu thị bán lẻ.

Ngoài ra, theo một phim tài liệu của Pháp, phân phối lợi ích trong chuỗi giá trị của mặt hàng cá tra được phân chia như sau: nếu như giá bán cuối cùng của mặt hàng cá tra là 7 EUR/kg thì các hộ nuôi cá chỉ hưởng 10%, 10% cho các thương lái, 20% cho DN chế biến, 20% cho thương nhân và 40% còn lại các nhà bán lẻ tại EU sẽ hưởng (FAO, 2009). Điều này cho thấy, dù cho XK có tăng trưởng bao nhiêu, lợi nhuận của các nông hộ và DN ở Việt Nam cũng như An Giang chỉ dừng lại ở mức 40%, chưa chiếm đến một nửa giá trị sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Số tiền còn lại, những nhà nhập khẩu và phân phối ở thị trường EU đương nhiên hưởng. Đây thực sự là một thiệt thòi rất lớn cho các hộ nuôi cá cũng như những DN chế biến trong nước. Do đó, xây dựng kênh phân phối ở thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường EU là một việc làm cần thiết và cấp bách yêu cầu các cơ quan chức năng và các DN trong nước phối hợp thực hiện.

2.3. Thực trạng các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu cá tra của tỉnh An Giang sang thị trường EU

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng cá tra của tỉnh An Giang sang thị trường Liên minh châu Âu - Phạm Hải Yến - K49E - 9,3 (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)