Định hướng và chiến lược xuất khẩu

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng cá tra của tỉnh An Giang sang thị trường Liên minh châu Âu - Phạm Hải Yến - K49E - 9,3 (Trang 68 - 70)

Căn cứ vào tiềm năng của ngành thủy sản An Giang cũng như nét đặc trưng của sản phẩm cá tra An Giang, có thể hi vọng vào sự tăng trưởng XK sang thị trường EU trong thời gian sắp tới. Hiện nay, ngành thủy sản, mà đặc biệt là cá tra, được tỉnh An Giang xác định là ngành mũi nhọn cần tập trung đầu tư nghiên cứu, nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn và cá tra được xem là mặt hàng XK chủ lực của tỉnh. Là một thị trường rộng lớn với sức tiêu thụ thủy sản vào bậc nhất thế giới, EU được xem là thị trường đầy tiềm năng và có thể mang lại nhiều lợi nhuận, do đó, định hướng XK sang thị trường này được tỉnh An Giang xác định như sau:

 Tập trung tăng giá trị XK song song với tăng sản lượng, giành lại thị trường EU, lấy sản lượng làm tiêu chí và thị trường làm căn cứ để tăng chất lượng sản phẩm; phát triển XK cá tra trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Trên cơ sở đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2020” với tổng vốn đầu tư khoảng 1.340 tỷ đồng để hoạch định vùng sản xuất, tiêu thụ, hoàn thiện xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống thống kê và dự báo về tình hình sản xuất tiêu thụ, tỉnh An Giang đã qui hoạch phát triển ngành cá tra đến năm 2015 và tầm nhìn năm 2020. Theo định hướng phát triển nghề nuôi cá tra giai đoạn 2013 – 2015 của tỉnh An Giang các chỉ tiêu về diện tích và sản lượng đều tăng dần trong thời gian tới, cụ thể như sau:

Bảng 3.1: Định hướng phát triển nghề nuôi cá tra giai đoạn 2013 – 2015

STT Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015

1 Diện tích nuôi ha 2.984 3.165 3.358

2 Sản lượng tấn 435.653 461.280 488.416

(Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh An Giang)

nhằm chỉnh đốn từ khâu chọn giống, quy hoạch vùng nuôi đạt chất lượng, thực hiện công tác chế biến, bảo quản và XK tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về vệ sinh và an toàn thực phẩm, qua đó, cố gắng tập trung hết mọi tiềm lực đáp ứng những yêu cầu do bên phía EU đặt ra. Các lãnh đạo cũng như những DN ở An Giang quan niệm rằng, vượt qua được rào cản kỹ thuật khắt khe ở EU là tấm vé đắt giá cho những DN của địa phương xâm nhập một cách dễ dàng vào thị trường thế giới. Do đó, tỉnh An Giang đã đề ra chiến lược nhằm thúc đẩy XK cá tra sang thị trường EU thời gian tới:

 Phải khai thác tốt tiềm năng, tận dụng lợi thế để phát triển toàn diện cả nuôi trồng, chế biến và dịch vụ theo hướng phát triển bền vững, nâng cao chất lượng và bảo vệ môi trường, đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật của EU.

 Tăng cường đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, đặc biệt chú trọng phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ cho nuôi trồng cá tra. Kết hợp khai thác và bảo vệ nguồn lợi sinh thái. Đẩy mạnh việc ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến cá tra XK.

Về khâu nuôi trồng

 Quy hoạch và tổ chức lại sản xuất trong nuôi trồng cá tra để vừa có thể phát triển diện tích nuôi vừa bảo vệ môi trường.

 Thực hiện phát triển nghề nuôi cá tra theo khu vực đã được quy hoạch, tận dụng các ưu thế về thủy vực và bảo vệ môi trường sinh thái một cách hợp lý.

 Mở rộng diện tích nuôi sinh thái, nuôi sạch, nuôi an toàn chất lượng theo tiêu chuẩn EU.

 Thực hiện thí điểm nuôi một số giống có giá trị kinh tế cao nhằm tăng giá trị trên một đơn vị diện tích mặt nước nuôi và nhân rộng đối với các mô hình có hiệu quả.

Về khâu chế biến

 Quy hoạch phát triển các cơ sở chế biến, chú trọng các cơ sở chế biến quy mô vừa và nhỏ, phát triển đa dạng sản phẩm giá trị gia tăng, nhất là các sản phẩm truyền thống, sản phẩm có thương hiệu đủ sức cạnh tranh trên thị trường EU.

 Xây dựng chiến lược sản xuất sản phẩm XK để có kế hoạch đầu tư sản xuất nguyên liệu, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu sản

phẩm, xúc tiến thương mại tại thị trường EU.

 Có chính sách phù hợp thúc đẩy sự liên kết hợp tác giữa các nhà máy với người sản xuất, tăng cường công tác quản lý và thu mua nguyên liệu. Đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển mối liên kết giữa hộ nuôi và DN chế biến theo hướng hài hòa lợi ích để phát triển bền vững.

Trong thời gian này, Sở Công Thương tỉnh An Giang đã thực hiện triển khai hoạt động hỗ trợ DN trong tỉnh để xúc tiến đưa hàng hóa của An Giang xâm nhập hệ thống phân phối của các DN châu Âu thông qua hệ thống kho cảng logistic tại Hà Lan và các nước châu Âu. Đây chính là một bước phát triển mới trong chiến lược phân phối sản phẩm tại thị trường EUcủa các doanh nghiệp và chính quyền địa phương An Giang.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu mặt hàng cá tra của tỉnh An Giang sang thị trường Liên minh châu Âu - Phạm Hải Yến - K49E - 9,3 (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)