Thu và bố trí ấu trùng vào bể ương

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài thủy sản (Trang 104 - 105)

II. Kỹ thuật kích thích sinh sản nhân tạo cá Sặc rằn

3.4.2.Thu và bố trí ấu trùng vào bể ương

KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG TƠM CÀNG XANH

3.4.2.Thu và bố trí ấu trùng vào bể ương

Sau khi ấu trùng nở, thu ấu trùng vào buổi sáng. Ngừng sục khí bể, che tối bể, chừa một gĩc để cĩ ánh sáng hoặc dùng đèn để tập trung ấu trùng lại một gĩc để hút ra bằng ống hút. Ấu trùng khỏe sẽ cĩ tính hướng quang mạnh và tập trung nơi chiếu sáng, ấu trùng kích cỡ lớn, màu trong sáng, và hoạt động tích cực. Ấu trùng thu được nên xử lý với Formol 200 ppm trong 30 giây, sau đĩ, bố trí vào bể ương đã được chuẩn bị sẵn. Bể ương ấu trùng cĩ mức nước tùy vào qui trình ương với khoảng 0,8-1m đối với hệ thống nước trong hở và nước trong kín; và khoảng 0,6-0,7 m đối với hệ thống nước xanh cải tiến để tảo phát triển. Nước ương cĩ độ mặn 10-12 %o. Sục khí liên tục và vừa phải cho bể ương với số lượng 3-4 đá bọt/m2 mặt bể. Đối với mơ hình nước xanh cải tiến, cần bổ sung tảo (tảo Chlorella thuần hoặc nước xanh từ bể nuơi cá rơ phi) trước khi bố trí ấu trùng với mật độ khoảng 0.5-1 triệu tế bào/ml để nước cĩ màu xanh nhạt. Mật độ ấu trùng bố trí nên trong khoảng 50-60 con/lít đối với mơ hình nước trong kín và nước xanh cải tiến; và 100-150 con/lít đối với mơ hình nước trong hở. Qui trình nước trong hở cũng cĩ thể bố trí với mật độ cao 300-500 ấu trùng/Lít để ương trong 10-15 ngày đầu (đạt giai đoạn V-VII) thì sang thưa ương với mật độ 60-100 ấu trùng/L (Ang, 1987&1995; Reddy, 2000b; Correia và ctv, 2000; New, 2002; Phương và ctv, 2003).

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài thủy sản (Trang 104 - 105)