III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
3.2.2.3. Đối với nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh tác động cả vốn và nguồn vốn.
nguồn vốn.
- Nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh tác động đến cả vốn và nguồn vốn theo 2 hướng khác nhau:
- Nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh tác động làm tăng vốn này đồng thời làm tăng nguồn vốn khác;
- Nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh tác động làm giảm một loại vốn này, đồng thời nó cũng làm giảm một loại nguồn vốn khác.
* Trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh tác động làm tăng cả vốn và nguồn vốn.
Tài khoản vốn và tài khoản nguồn có kết cấu trái ngược nhau, do vậy số phát sinh tăng được ghi vào bên Nợ của tài khoản vốn thì nó lại được ghi vào bên Có của tài khoản nguồn. Có thể minh hoạ cho mối quan hệ nói trên bằng sơ đồ sau đây:
Nợ TK nguồn vốn ... Có Nợ TK vốn... Có
Nguồn vốn tăng Vốn tăng
Ví dụ 1: Đơn vị vay ngắn hạn ngân hàng về nhập quĩ tiền mặt để trả lương cho người lao động, số tiền 100 triệu đồng. Nghiệp vụ kinh tế nói trên đã làm tăng tiền vay ngắn hạn ngân hàng, đồng thời khi đưa về nhập quĩ tiền mặt nó cũng làm tăng tiền mặt của đơn vị. Nghiệp vụ trên được làm kế toán định khoản như sau:
Nợ TK. Tiền mặt : 100 (đơn vị triệu đồng). Có TK. Vay ngắn hạn : 100
Ví dụ 2: Nhập kho nguyên liệu, vật liệu mua ngoài nhưng chưa trả tiền cho người bán, số tiền 50 triệu đồng.
Phân tích nội dung kinh tế của nghiệp vụ nói trên, người ta nhận thấy rằng, việc nhập kho nguyên vật liệu sẽ làm tăng trị giá nguyên, liệu vật liệu ở trong kho, do vậy số phát sinh tăng được ghi vào bên Có của tài khoản nguyên liệu, vật liệu. Mặt khác, do
đơn vị chưa trả tiền cho người bán nên đã làm số nợ phải trả người bán tăng lên, số phát sinh tăng này được ghi vào bên Có của tài khoản phải trả cho người bán. Nói cách khác, khi đã ghi Nợ vào tài khoản nguyên liệu, vật liệu (tài khoản vốn) thì đương nhiên phải ghi Có vào tài khoản phải trả cho người bán (tài khoản nguồn vốn). Kế toán định khoản cụ thể đối với nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở trên như sau:
Nợ TK. Nguyên liệu, vật liệu: 50 (đơn vị triệu đồng) Có TK. Phải trả cho người bán : 50
* Trường hợp nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh tác động làm giảm cả vốn và nguồn vốn.
Trái ngược với trường hợp ở trên, khi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh làm giảm vốn thì số phát sinh giảm đó được ghi vào bên Có của tài khoản vốn, đồng thời nó làm giảm nguồn vốn thì được ghi vào bên Nợ của tài khoản nguồn. Nói cách khác, tài khoản vốn và tài khoản nguồn là hai loại tài khoản có kết cấu trái ngược nhau, do vậy một nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được ghi vào bên Có các tài khoản vốn thì đương nhiên phải được ghi vào bên Nợ của tài khoản nguồn vốn có liên quan.
Ví dụ 1:
Đơn vị dùng tiền gửi ngân hàng để trả nợ vay dài hạn ngân hàng, số tiền 100 triệu đồng.
Nghiệp vụ phát sinh nói trên được phân tích như sau: Đơn vị rút tiền gửi ngân hàng để trả nợ sẽ làm giảm số tiền gửi, do vậy số phát sinh làm giảm tiền gửi được ghi vào bên Có của tài khoản tiền gửi ngân hàng (tài khoản vốn); Số tiền rút về được trả nợ vay dài hạn, do đó số nợ tiền vay dài hạn sẽ giảm đi, số phát sinh làm giảm khoản nợ vay dài hạn được ghi vào bên Nợ của tài khoản vay dài hạn (tài khoản nguồn). Nói khác đi, một nghiệp vụ phát sinh dã được ghi vào bên Có của tài khoản vốn thì đồng thời nó phải được ghi vào bên Nợ của tài khoản nguồn có liên quan. Với nghiệp vụ nói trên, kế toán định khoản cụ thể như sau:
Nợ TK: Vay dài hạn: 100 (đơn vị triệu đồng) Có TK: Tiền gửi ngân hàng : 100
Ví dụ 2: Xuất tiền mặt để trả lương tạm giữ của ông A, số tiền 2000 (đơn vị 1000đ).
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phân tích như sau: Đến kì nhận lương (lĩnh lương), ông A chưa lĩnh lương do đang đi công tác, đơn vị đã tạm giữ tiền lương của ông A. Khi ông A trở về đơn vị, ông đã được đơn vị trả lại tiền lương tạm giữ. Việc xuất tiền mặt để trả lương tạm giữ cho ông đã làm giảm quĩ tiền mặt của đơn vị, do vậy số phát sinh làm giảm này được ghi vào bên Có của tài khoản tiền mặt, đồng thời ghi vào bên Nợ của tài khoản phải trả, phải nộp khác (tài khoản nguồn). Cụ thể, nghiệp vụ trên được kế toán định khoản như sau:
Nợ: TK. Phải trả, phải nộp khác: 2000 (đơn vị 1000đ)
Có: TK. Tiền mặt : 2000