- Nhóm tài khoản điều chỉnh giảm: trường hợp tài khoản chủ yếu phản ánh số vốn và nguồn vốn lớn hơn số thực tế phải ghi thì kế toán sử dụng tài khoản điều chỉnh
7 009 Dự toán chi chương trình,dự án
0091 Dự toán chi chương trình, dự án 0092 Dự toán chi đầu tư XDCB
2.3. Phương pháp tính giá
2.3.1. Nội dung và ý nghĩa của phương pháp tính giá.
Tài sản của các đơn vị, các tổ chức bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động. Các loại tài sản này có biểu hiện hình thái vật chất khác nhau. Khi phản ánh số hiện có và sự vận động của tài sản, kế toán phải sử dụng thước đo giá trị thì mới có thể phân loại, tổng hợp được trị giá của toàn bộ tài sản cũng như của từng loại tài sản được hình thành trong quá
trình hoạt động của đơn vị. Để thực hiện được yêu cầu nói trên, kế toán phải sử dụng phương pháp tính giá. Như vậy, phương pháp tính giá là phương pháp kế toán sử dụng thước đo tiền tệ để xác định trị giá thực tế của tài sản dựa theo những nguyên tắc nhất định.
Nội dung của phương pháp tính giá được thể hiện cụ thể thông qua hình thức biểu hiện của nó là sổ (bảng) tính giá và trình tự tính giá. Sổ (bảng) tính giá là những tờ sổ (bảng) được sử dụng để tổng hợp chi phí cấu thành nên giá của từng loại tài sản (đối tượng tính giá), thông qua đó mà xác định được trị giá của tài sản; còn trình tự tính giá là các bước công việc cụ thể để tiến hành tính giá.
Thông qua phương pháp tính giá, kế toán sẽ xác định được trị giá thực tế của tài sản, từ đó mà tổng hợp được trị giá của toàn bộ tài sản, của từng loại tài sản hiện có và sự biến động của nó, cung cấp những thông tin cần thiết để quản lý, sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài sản của đơn vị.
2.3.2. Yêu cầu và nguyên tắc của tính giá
Để thực hiện được vai trò quan trọng của phương pháp tính giá, việc tính giá phải đảm bảo (tuân theo) 3 yêu cầu cụ thể sau đây:
Chính xác; Đầy đủ, kịp thời;
Có thể so sánh được giữa các thời kỳ, giữa các đơn vị.
Mặt khác, việc tính giá phải tuân thủ nguyên tắc chung: giá của tài sản phải được tính theo trị giá thực tế - giá gốc, giá nguyên thuỷ, nghĩa là tính theo chi phí thực tế đã tạo ra tài sản ở thời điểm tính giá tài sản. Cụ thể:
+ Đối với tài sản cố định: Nếu là tài sản cố định mới đưa vào sử dụng, giá của nó được tính theo nguyên giá, tức là toàn bộ chi phí thực tế mà đơn vị đã bỏ ra để có tài sản cố định (do mua, do xây lắp); Trường hợp tài sản cố định đã sử dụng, giá của nó được tính theo giá trị còn lại (là chênh lệch giữa nguyên giá với giá trị hao mòn của tài sản cố định).
+ Đối với nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá, thành phẩm:
+ Trường hợp nhập kho do mua ngoài thì trị giá thực tế của hàng hoá, vật tư gồm giá mua, chi phí mua, thuế phải nộp (nếu có).
+ Trường hợp nhập từ thuê ngoài gia công thì trị giá thực tế của hàng hoá, vật tư gồm trị giá thực tế của vật liệu xuất kho thuê gia công, chi phí gia công, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản khi giao và nhận.
+ Trường hợp nhập từ sản xuất thì trị giá thực tế của chúng chính là giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành nhập kho (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung).
Đối với hàng hoá, vật tư xuất kho, nguyên tắc tính giá là dựa vào trị giá thực tế khi nhập kho và người ta sử dụng các phương pháp thích hợp để xác định.
2.3.3. Trình tự tính giá.
Dựa vào các nguyên tắc, nội dung tính giá, để tính được giá của tài sản, kế toán phải sử dụng các phương pháp thích hợp và tiến hành tính giá theo 2 bước cụ thể sau đây: