Đối với nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh tác động đến nguồn vốn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lý thuyết kế toán pptx (Trang 90 - 92)

III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

3.2.2.2.Đối với nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh tác động đến nguồn vốn.

minh hoạ mỗi quan hệ nói trên theo sơ đồ sau đây:

Nợ TK vốn ... Có Nợ TK vốn ... Có

Vốn giảm Vốn tăng

Ví dụ 1: Đơn vị rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt để trả lương cho người lao động, số tiền 100 triệu đồng. Như đã phân tích ở phần trước, nghiệp vụ kinh tế cụ thể nói trên được định khoản như sau: (đơn vị triệu đồng).

Nợ TK. Tiền mặt : 100 Có TK. Tiền gửi ngân hàng :100

Ví dụ 2: Nhập kho công cụ, dụng cụ mua ngoài trả ngay bằng tiền gửi ngân hàng để sử dụng cho hoạt động của đơn vị (cho hoạt động sản xuất; cho hoạt động hành chính, dự án v.v...), số tiền 50 triệu đồng.

Nghiệp vụ kinh tế phát sinh nói trên làm tăng trị giá kho dụng cụ, công cụ, do vậy kế toán ghi Nợ vào tài khoản công cụ, dụng cụ (vì tài khoản công cụ, dụng cụ là tài khoản vốn), đồng thời ghi Có vào tài khoản tiền gửi ngân hàng vì nó làm giảm số tiền gửi ngân hàng. Kế toán định khoản cụ thể như sau (đơn vị triệu đồng).

Nợ TK công cụ, dụng cụ : 50 Có TK. Tiền gửi ngân hàng : 50

3.2.2.2. Đối với nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh tác động đến nguồn vốn. vốn.

Cũng giống với vốn, nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh tác động đến nguồn vốn theo hướng làm tăng nguồn vốn này thì đồng thời nó sẽ tác động làm giảm nguồn vốn khác có liên quan. Vì tài khoản nguồn vốn có kết cấu ngược với kết cấu của tài khoản vốn, do vậy số phát sinh tăng được ghi vào bên Có cuả 1 tài khoản nguồn vốn, đồng thời số phát sinh giảm được ghi vào bên Nợ của tài khoản nguồn vốn khác có liên quan. Có thể biểu diễn mối quan hệ của định khoản kế toán nói trên theo sơ đồ sau:

Nguồn vốn tăng Nguồn vốn giảm

Ví dụ 1: Đơn vị vay ngắn hạn ngân hàng để trả tiền cho người bán về số hàng hoá mua chịu từ kỳ trước, số tiền 100 triệu đồng.

Nghiệp vụ kinh tế phát sinh nói trên đã làm tăng số nợ vay ngắn hạn của đơn vị, do đó kế toán ghi vào bên Có của tài khoản vay ngắn hạn, đồng thời nó làm giảm số tiền nợ người bán, cho nên kế toán ghi vào bên Nợ của tài khoản phải trả cho người bán, số tiền 100 triệu đồng. Cụ thể nghiệp vụ phát sinh nói trên được định khoản như sau (Đơn vị: Triệu đồng)

Nợ TK phải trả cho người bán : 100

Có TK Vay ngắn hạn : 100

Ví dụ 2: Tạm giữ lương của ông A chưa lĩnh vì đi công tác vắng, số tiền 2000 (Đơn vị: 1 000đ)

Khi tính lương phải trả cho người lao động, số tiền lương phải trả tăng lên, kế toán đã ghi vào bên có của tài khoản phải trả cho người lao động (vì tài khoản này là tài khoản nguồn vốn) và ghi vào bên nợ của tài khoản có liên quan, do vậy khi người lao động nhận lương (lĩnh lương), số tiền phải trả cho người lao động giảm xuống, kế toán sẽ ghi vào bên nợ của Tài khoản phải trả cho người lao động - Trường hợp nói trên, đến kỳ nhận lương, ông A đi công tác vắng, đơn vị phải tạm giữ lương của ông A, khi trở về, đơn vị sẽ trả lại cho ông A. Như vậy số tiền lương tạm giữ nói trên được chuyển sang khoản phải trả, phải nộp khác, tức là nó làm tăng số phải trả, phải nộp khác. Tài khoản phải trả, phải nộp khác cũng là tài khoản nguồn vốn, do đó số phát sinh tăng sẽ được ghi vào bên có của tài khoản này, đồng thời ghi Nợ vào tài khoản có liên quan (cụ thể trong trường hợp này là tài khoản phải trả cho người lao động). Với việc phân tích nói trên, nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kế toán định khoản như sau:

Nợ TK. Phải trả cho người lao động: 2000 (đơn vị 1000đ) Có TK. Phải trả, phải nộp khác: 2000

(Chi tiết: ông A, số phải trả: 2000).

Một phần của tài liệu Giáo trình Lý thuyết kế toán pptx (Trang 90 - 92)