Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu Thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 52 - 53)

- Nguyên nhân khách quan:

3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình

Xác định rõ những khó khăn trước mắt là khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế, Ninh Bình đã đề ra mục tiêu chính cho phát triển kinh tế trong những năm tới là ngăn chặn suy giảm kinh tế, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, chủ động phòng ngừa lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội, bảo đảm quốc phịng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Đến năm 2015 các mục tiêu phát triển KT - XH chủ yếu của tỉnh Ninh Bình như sau: Ninh Bình tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Phấn đấu tổng sản phẩm nội tỉnh (GDP) tăng bình quân hàng năm 14%; GDP bình quân đầu người 50 triệu đồng năm 2015. Về cơ cấu ngành, phấn đấu giá trị tăng thêm của ngành nông lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,5%/năm; ngành công nghiệp và xây dựng tăng 15%/năm; ngành dịch vụ tăng 19%/năm; tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp và thuỷ sản trong tổng sản phẩm nội tỉnh (GDP) đến năm 2015 chiếm 10%, công nghiệp - xây dựng chiếm 48%, dịch vụ chiếm 42%.

Chú trọng phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân theo tinh thần Nghị quyết TW7 (khóa X). Đồng thời, tập trung triển khai xây dựng Khu công nghiệp Gián Khẩu và Khu công nghiệp Khánh Phú thành khu kinh tế động lực của tỉnh. Bên cạnh đó, tiếp tục hỗ trợ đẩy mạnh hoạt động XK, NK và thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ DN để từng bước mở rộng quy mô đầu tư kinh doanh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của hệ thống doanh nghiệp của Tỉnh.

Về công nghiệp, tiếp tục phát triển các ngành cơng nghiệp có lợi thế cạnh tranh và có tiềm năng như: cơng nghiệp ô tô, sản xuất xi măng, sản xuất phân đạm .... Bên cạnh đó, với thế mạnh về lĩnh vực du lịch - dịch vụ, tỉnh Ninh Bình tập trung đầu tư phát triển hạ tầng các ngành dịch vụ vận tải, kho bãi, khách sạn, nhà hàng, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng khu du lịch Tràng An - Bái Đính . Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch, tổ chức tốt công tác dự báo thị trường, đặc biệt là thị trường XK.

Về tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững, tập trung chỉ đạo, kiểm tra để tạo chuyển biến rõ rệt trong công tác quản lý, sử dụng đất đai, đặc biệt là quỹ đất giao cho các cơ

quan, đơn vị quản lý. Thực hiện cơ chế giám sát, đánh giá, bảo vệ môi trường hiệu quả, chú trọng bảo vệ nguồn nước, chống xói mịn đất và khắc phục tình trạng ơ nhiễm, suy thối mơi trường. Bên cạnh đó, có kế hoạch triển khai thực hiện các mục tiêu định hướng chiến lược phát triển bền vững cho tỉnh.

Đến năm 2015, dự kiến Ninh Bình sẽ đảm bảo cung cấp nước hợp vệ sinh cho 90% dân số nông thôn và cho 98% dân số đơ thị, tỷ lệ diện tích đất rừng che phủ rừng là 20%, tỷ lệ xã được công nhận nông thôn mới là 20% trở lên, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề là 40%, khách du lịch đạt 6 triệu lượt khách, tổng vốn đầu tư tồn xã hội bình qn đạt 15.000 tỷ đồng/năm, sản lượng lương thực có hạt bình qn hàng năm 48 vạn tấn trở lên, Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 300 triệu USD, Thu ngân sách đến năm 2015 là 4.200 tỷ đồng ... [29].

Một phần của tài liệu Thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w