Theo dõi nợ thuế, cưỡng chế thuế

Một phần của tài liệu Thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 37 - 40)

* Theo dõi nợ thuế

Để việc quản lý nợ thuế được chặt chẽ, tránh tình trạng nợ thuế dây dưa kéo dài, trên cơ sở các văn bản pháp quy đã được ban hành, Chi cục Hải quan Ninh Bình đã tiến hành các biện pháp quản lý như sau:

- Hàng ngày cán bộ theo dõi nợ thuế kiểm tra trên chương trình theo dõi nợ thuế. Trường hợp đã đến hạn nộp thuế nhưng DN chưa nộp thì cán bộ theo dõi nợ thuế gọi điện thoại nhắc nhở và lập giấy mời DN đến làm việc về số thuế doanh nghiệp chưa nộp hoặc gửi thông báo đốc thu đến DN. Đối với loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu nhưng quá thời hạn người nộp thuế chưa có sản phẩm xuất khẩu thì tiến hành yêu cầu người nộp thuế nộp số thuế

nguyên vật liệu vào tài khoản tạm thu của hải quan mở tại Kho bạc, nếu doanh nghiệp khơng thực hiện thì sẽ khơng được hưởng ân hạn thuế cho các lô hàng tiếp theo.

- Năm ngày trước thời hạn áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định (90 ngày kể từ ngày quá hạn nộp thuế) cơ quan hải quan phải gửi thông báo đốc thu đến DN. Nếu quá ngày thứ 90 doanh nghiệp không làm thủ tục thanh khoản, khơng nộp thuế thì buộc Chi cục Hải quan Ninh Bình phải thực hiện các biện pháp cưỡng chế.

- Hàng tuần Chi cục tổ chức họp tổ đốc thu để xử lý vướng mắc, thực hiện thống nhất công tác thu thuế và chỉ đạo thực hiện công tác thu hồi nợ đọng trong Chi cục. Chi cục cũng tiến hành phân tích, theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến nợ đọng, chủ động mọi biện pháp để xử lý và thu hồi nợ đọng, trao đổi và học tập với hải quan các tỉnh về các biện pháp thu hồi nợ đọng.

- Phối hợp tốt với các cơ quan như : Công an, Cục thuế, KBNN ... để thu hồi nợ.

- Sử dụng các phương tiện thơng tin đại chúng như: Báo Ninh Bình, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Ninh Bình để đăng tải các thơng tin các DN nợ chây ì để đơn đốc thu hồi nợ đọng thuế.

- Trực tiếp đến trụ sở người nộp thuế để đòi nợ, đồng thời chi cục Hải quan Ninh Bình đã thành lập tổ cơng tác trực tiếp do Chi cục trưởng chỉ đạo đi đôn đốc thu hồi nợ đọng. Bằng cách này, trong năm 2010 Chi cục Hải quan Ninh Bình đã thu hồi được 6,436 tỷ đồng từ nợ cưỡng chế thuế (nợ chuyên thu quá 90 ngày). Mặc dù nỗ lực như vậy, số nợ đọng thuế tích lũy đến 31/12/2011 tại Chi cục vẫn khá cao, lên tới 19,384 tỷ đồng.

Bảng 2.5. Số thuế nợ đọng thuế tại Chi cục Hải quan Ninh Bình từ năm 2006 - 2011 Đơn vị tính: tỷ đồng Tình trạng nợ 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Quá hạn 1,224 22,591 4,317 0,940 6,607 Cưỡng chế 7,834 7,834 36,541 14,842 11,783 12,777 Tổng nợ 7,834 9,058 59,132 19,159 12,723 19,384

Nguồn: Chi cục Hải quan Ninh Bình [19]

Theo đó, việc theo dõi, quản lý đối tượng nộp thuế có nhiều thay đổi. Đối tượng nộp thuế đăng ký mã số thuế thay thế cho công tác quản lý sổ thuế của các DN khá phức tạp trên địa bàn. Việc quản lý thông qua hệ thống mạng nội bộ của Ngành và mạng Internet trong các khâu khai báo, giám sát các hoạt động nộp thuế của DN, Tổ chức ngày càng nhanh chóng và thuận tiện . Thực tế cho thấy theo dõi ĐTNT, cơ sở dữ liệu về hệ thống thông tin của đối tượng nộp thuế chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý hiện nay. Qua số liệu thống kê số DN nợ đọng thuế tại các năm: số DN nợ khơng có địa chỉ, DN nợ chây ì... qua các năm vẫn tăng cao.

Bảng 2.6. Doanh nghiệp nợ đọng thuế tại Chi cục Hải quan Ninh Bình từ năm 2006 - 2011

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm Số doanh nghiệp Số tiền nợ đọng

2006 5 7,834 2007 6 9,058 2008 22 59,132 2009 18 19,159 2010 14 12,723 2011 11 19,384

Nguồn: Chi cục Hải quan Ninh Bình qua các năm [22].

Qua số liệu các bảng 2.5 và 2.6 cho thấy, số nợ đọng thuế tại Chi cục Hải quan Ninh Bình là tương đối cao (chiếm 3,2% tổng số thu thuế XK, thuế NK năm 2011), tình trạng DN cố tình chây ì nợ thuế cịn tương đối phổ biến. Số nợ của các DN giải thể, khơng tìm thấy địa chỉ chiếm tỷ trọng lớn 66% tổng số nợ; nợ DN chây ì nộp thuế, nợ DN vi phạm chính sách thuế, nợ truy thu thuế chiếm tỷ trọng 44% tổng số nợ. Đây là các khoản nợ rất khó có khả năng thu hồi, cần có giải pháp khắc phục.

* Cưỡng chế thuế

Sau khi thực hiện các biện pháp đôn đốc thu thuế, hồ sơ nộp thuế đã quá hạn 90 ngày so với ngày cuối cùng được ân hạn thuế mà DN không đến thanh khoản thuế thì Chi cục Hải quan Ninh Bình tiến hành cưỡng chế thuế theo quy định tại Điều 93, Luật Quản lý thuế số 78/2006/QHH11 đã được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm:

- Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại KBNN, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong toả tài khoản.

- Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.

- Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu đủ tiền thuế, tiền phạt.

- Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ.

- Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu. - Thu hồi mã số thuế; đình chỉ việc sử dụng hóa đơn.

- Thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế chấm dứt hiệu lực, kể từ khi tiền thuế, tiền phạt đã được nộp đủ vào ngân sách Nhà nước. Trên thực tế, nhiều biện

pháp nêu trên không khả thi trong việc thu hồi nợ đọng thuế tại Chi cục Hải quan Ninh Bình, chỉ có biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá NK là biện pháp được áp dụng phổ biến nhất, hiệu quả nhất [17].

Mặc dù công tác đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế, thực hiện cưỡng chế thuế tại Chi cục Hải quan Ninh Bình đã được chú trọng, nhưng trên thực tế việc thu nợ đọng thuế là rất khó khăn. Sau nhiều đợt phát động chiến dịch thu hồi nợ đọng thuế nhưng tình hình vẫn rất ít biến chuyển. Việc thực hiện các biện pháp như phê phán trên báo, kiểm sốt liên thơng tài khoản với ngân hàng, lập các tổ đòi nợ thuế,... nhưng hiệu quả thu hồi nợ đọng thuế của cơ quan hải quan là không đáng kể, số thuế nợ đọng cũ giải quyết chưa xong thì số nợ mới lại phát sinh. Ý thức chấp hành pháp luật về thuế của một số DN cịn kém, cố tình chây ì nộp thuế. Một số DN đã lợi dụng chính sách ân hạn thuế của nhà nước, nhập ồ ạt hàng hóa trong thời gian được ân hạn thuế để trốn nộp thuế vào ngân sách nhà nước, sau đó bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh. Điển hình Cơng ty TNHH Star đã mở liên tục 07 tờ khai hải quan để làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng ô tô du lịch trong thời gian từ ngày 12/11/2008 đến 11/12/2009 với số nợ thuế sau điều chỉnh giá tính thuế trên 1,7 tỷ đồng, sau đó DN đã bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh [22].

Một phần của tài liệu Thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 37 - 40)

w