Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 60 - 64)

- Nguyên nhân khách quan:

3.2.2.Một số kiến nghị

Nhằm hoàn thiện hiệu quả thu thuế XK, thuế NK, đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời vào Ngân sách Nhà nước; cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu; thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Tác giả xin đưa ra một số kiến nghị với Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính, Chính phủ trong thời gian tới, đó là:

Thứ nhất: Ban hành bổ sung đồng thời sửa đổi mới một số quy trình thủ tục, quy chế về

quản lý thuế

Luật Quản lý thuế hiện hành đã thống nhất toàn bộ thủ tục quản lý thuế và các khoản thu NSNN, tuy vậy trong quá trình thực hiện đã và đang phát sinh một số nội dung chưa cụ thể, chưa phù hợ, chưa theo kịp với thực tế phát sinh. Vì vậy, để tăng cường hiệu lực, tính khả thi cần phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung để đảm bảo thống nhất, đồng bộ các quy định trong Luật Quản lý thuế. Để thu thuế XK, thuế NK có hiệu quả, giám sát được việc thực thi pháp luật thuế, hệ thống quy trình quản lý thuế phải được ban hành đồng bộ, đầy đủ và dựa trên cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế của người nộp thuế. Từ thực trạng hiện hành của hệ thống các quy trình thu thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, theo tác giả, về lâu dài nên xây dựng thống nhất một quy trình thủ tục hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Quy trình này nên dựa trên cơ sở hợp nhất một số quy trình hiện hành như quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại, quy trình miễn, giảm, hồn thuế, quy trình quản lý hàng gia cơng, quy trình quản lý hàng nhập khẩu sản xuất xuất khẩu. Nội dung của quy trình sẽ liệt kê các loại cơng việc phải làm khi làm thủ tục hải quan cho một lơ hàng theo từng loại hình khác nhau và các bước cơng việc bắt buộc phải làm cho từng loại cơng việc đó (từ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, xác định số tiền thuế phải nộp, kiểm tra thực tế hàng hóa, xác nhận thực xuất, thơng quan hàng hóa, phúc tập hồ sơ, lưu hồ sơ).

Trước mắt, trong khi chưa xây dựng quy trình thủ tục chung, thì phải sửa đổi, bổ sung một số quy trình hiện hành đồng thời xây dựng mới một số quy trình, như:

- Xây dựng mới các quy trình gia hạn nộp thuế, xóa nợ tiền thuế; - Xây dựng mới quy trình thanh tra thuế.

- Sửa đổi, bổ sung quy trình kiểm tra sau thơng quan.

Đối với quy chế, theo tác giả cần sửa đổi, bổ sung ban hành mới một số quy chế như: + Sửa đổi, bổ sung quy chế hỗ trợ tuyên truyền cung cấp thông tin cho người khai hải quan, người nộp thuế.

+ Xây dựng mới quy chế quản lý theo dõi nợ thuế, cưỡng chế thuế. Yêu cầu cần có đối với các quy trình, quy chế:

+ Nội dung quy trình phải quy định rõ các bước công việc phải làm từ khi tiếp nhận hồ sơ đến khi lưu hành văn bản, phù hợp với Luật Quản lý thuế, Luật Hải quan và các pháp luật có liên quan.

+ Khơng chồng chéo, mâu thuẫn với quy trình thủ tục hải quan để áp dụng cho cả thủ tục hải quan thông thường và thủ tục hải quan điện tử.

Thứ hai: Sửa đổi các quy định về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, thời hạn

nộp thuế

Đổi mới công tác quản lý thuế trong điều kiện hải quan hiện đại là thơng thống, đơn giản hóa thủ tục nhưng phải đảm bảo tính hiệu quả, giảm nợ thuế quá hạn, chống trốn, tránh thuế và gian lận thuế. Để yêu cầu này có thể trở thành hiện thực, bên cạnh ý thức tuân thủ tốt pháp luật thuế của người nộp thuế, nỗ lực của cơ quan hải quan trong việc thực hiện, kiểm tra và áp dụng các biện pháp theo dõi nợ thuế, đôn đốc thu nộp thuế kịp thời, cần phải nghiên cứu để sửa đổi các quy định chưa phù hợp về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, thời hạn nộp thuế. Nội dung cụ thể như sau:

- Về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng: để đảm bảo thống nhất một thủ tục quản lý giữa thuế nhập khẩu với thuế giá trị gia tăng, khắc phục tình trạng trốn, tránh thuế trong điều kiện hiện nay, theo tác giả nên chuyển hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu, hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập … từ đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng và chịu sự quản lý về thời hạn nộp thuế, thời hạn thanh khoản, Cơ quan thu thuế…v.v. như thuế nhập khẩu. Giải quyết theo hướng này sẽ đơn giản hóa cho q trình quản lý thuế (cùng một thao tác, quản lý được cả hai sắc thuế đối với một lô hàng nhập khẩu; trong khi theo quy định hiện hành phải có nhiều thao tác khác nhau mới quản lý được).

- Về thời hạn nộp thuế: Việc áp dụng thời hạn nộp thuế trong thời gian qua đã có những tác dụng tích cực nhất định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Tuy nhiên, với quá nhiều thời hạn nộp thuế tùy theo mục đích nhập khẩu hàng hóa (tiêu dùng hay sản xuất, sản xuất XK) và tính chất của hàng hóa (kinh doanh tạm nhập tái xuất hay tạm nhập tái xuất để thi cơng cơng trình, dự án sử dụng vốn ODA), cho thấy chính sách q phức tạp, khó khăn cho thực hiện, có thể nảy sinh vi phạm bao gồm cả hành vi không cố ý. Đồng thời với

số nợ thuế khoảng hơn 4.000 tỷ đồng, trong đó có nhiều khoản nợ khó có khả năng thu hồi cho thấy chính sách này thực sự là khơng hiệu quả.

Vì vậy, một trong những nội dung của đổi mới nhằm đạt được mục tiêu hiệu quả trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần là phải quy định nộp thuế trước khi nhận hàng; trường hợp có bảo lãnh thì được áp dụng thời hạn nộp thuế bằng thời hạn bảo lãnh nhưng không qúa 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan, không nên quy định quá nhiều thời hạn nộp thuế như hiện nay.

Thứ ba: Sửa đổi mức thuế suất đồng thời chuẩn hóa các chú giải pháp lý; sửa đổi lại các

văn bản về phân loại hàng hóa, đảm bảo cơng khai, minh bạch, đơn giản, dễ thực hiện Nội dung sửa đổi bao gồm:

- Sửa đổi lại mức thuế suất của các Biểu thuế theo hướng giảm số lượng các mức thuế suất, sửa theo kế hoạch định kỳ theo năm hoặc quý. Trước khi sửa đổi phải thông báo công khai đến cộng đồng xã hội đế tránh biến động giá, giảm đầu cơ, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, tránh xáo trộn hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Cụ thể:

+ Về thuế nhập khẩu: Để khắc phục tình trạng một mặt hàng phân loại vào nhiều phân nhóm, có nhiều mức thuế suất khác nhau như thời gian qua, bên cạnh việc phân loại hàng hóa, việc nghiên cứu để sửa đổi mức thuế suất của Biểu thuế theo hướng giảm bớt số lượng các mức thuế suất là hợp lý. Khi giảm số lượng mức thuế suất, độ vênh về mức thuế giữa các phân nhóm hàng khơng nhiều do đó sẽ giảm vướng mắc hơn so với hiện nay.

+ Về thuế giá trị gia tăng: chỉ nên quy định một mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với tất cả hàng NK (mức 10%). Trường hợp vẫn quy định 2 mức thuế suất trở lên đối với hàng NK (5% và 10%), thì ghi rõ tên mặt hàng chịu thuế theo tên hàng của Biểu thuế NK hoặc 1 phân nhóm hàng cấp độ 10 chữ số chỉ quy định 1 mức thuế suất thuế giá trị gia tăng, khơng nên quy định theo mục đích sử dụng hoặc theo phân loại ngành của Việt Nam như hiện hành.

- Tổng hợp và hướng dẫn việc phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế suất thuế XK, NK,

tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng trong một thông tư. Xây dựng được cơ chế giải quyết các tranh chấp về phân loại hàng hóa (bao gồm cả các tranh chấp trong nước, ngồi nước).

Thứ tư: Ban hành Luật Thuế quan thay cho các Luật Hải quan, Luật Thuế XK, thuế NK,

Luật quản lý thuế hiện hành

Để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý thuế trong điều kiện hải quan hiện đại, thực hiện mục tiêu chính sách về thuế và quản lý thuế phải đồng bộ, thống nhất với các pháp luật có liên quan đặc biệt là Luật Hải quan, quy trình quản lý thuế giám sát được việc thu nộp thuế một cách chính xác, thống nhất và gắn kết hài hịa với quy trình thủ tục hải quan. Từ thực tế đó, việc

ban hành Luật Thuế quan thay cho các Luật Hải quan, Luật Thuế XK, thuế NK, Luật Quản lý thuế hiện hành. Luật này sẽ bao gồm các quy phạm quy định các nội dung sau:

- Chính sách thuế XK, thuế NK: đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, đối tượng không chịu thuế, đối tượng miễn thuế, đối tượng giảm thuế, đối tượng hồn thuế.

- Thủ tục hải quan, trong đó có quản lý thuế: hồ sơ hải quan, kiểm tra hồ sơ hải quan, ấn định thuế, nộp thuế, thủ tục hồ sơ miễn, giảm, hoàn thuế …v.v.

Trong khi chưa ban hành Luật này, có thể ban hành một thơng tư hướng dẫn chung về thủ tục hải quan, quản lý thuế.

KẾT LUẬN

Thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trên phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận đóng góp vào ngân sách Nhà nước, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước vững mạnh, thực hiện thành công sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Với nhiệm vụ chính trị quan trọng được giao, những năm qua Chi cục Hải quan Ninh Bình đã có nhiều nỗ lực trong cơng tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, nhất là giai đoạn kinh tế đang có những bước chuyển đổi, phát triển nhanh chóng thì cần phải có sự đánh giá đúng đắn, đúng mức về sự cần thiết phải hồn thiện cơng tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiệu quả cho ngân sách Nhà nước, nhằm nâng cao vị thế của ngành Hải quan, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững.

Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thời gian qua. Luận văn đã làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Trên cơ sở những hạn chế luận văn đưa ra 5 giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Ninh Bình thời gian tới là: Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế và xây dựng chiến lược “tuân thủ pháp luật tự nguyên” của đối tượng nộp thuế; Tăng cường chống gian lận qua căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, đặc biệt chống gian lận qua giá tính thuế; Theo dõi và quản lý chặt chẽ các khoản nợ, tổ chức cưỡng chế những khoản nợ đọng dây dưa kéo dài theo đúng quy định của pháp luật; Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hải quan đáp ứng yêu cầu; Xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý thuế, hy vọng những giải pháp và kiến nghị được trình bày

trong luận văn này sẽ góp phần tích cực vào việc hồn thiện cơng tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiệu quả trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.

Do điều kiện nghiên cứu cịn hạn chế về tài liệu, về phía tác giả, khả năng, kinh nghiệm và tư duy khoa học cịn nhiều hạn chế do đó kết quả nghiên cứu khơng thể tránh khỏi thiếu sót. Tác giả luận văn rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, quý thầy, cô, bạn bè đồng nghiệp để đề tài thêm hoàn thiện./.

Một phần của tài liệu Thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 60 - 64)