Kế toán thành phẩm

Một phần của tài liệu Bao cao to chuc cong tac ke toan tai nha may cơ khi 19 5 (Trang 83 - 85)

b, Cách tính lương như sau:

2.6.1.Kế toán thành phẩm

Hạch toán chi tiết thành phẩm là nhằm theo dõi chặt chẽ tình hình nhập-xuất-tồn kho theo từng loại thành phẩm. Để đáp ứng yêu cầu quản lý thành phẩm, tại Nhà Máy Cơ Khí 19-5 việc hạch toán chi tiết thành phẩm được thực hiện theo phương pháp ghi thẻ song song , đồng thời tại kho và tại phòng kế toán. Khi phát sinh về nghiệp vụ nhập-xuất kho thành phẩm trong tháng, thủ kho và kế toán chỉ theo dõi được về mặt số lượng. Đến cuối tháng kế toán giá thành mới tập hợp được các chi phí phát sinh để tính giá thành của thành phẩm nhập kho.

+Ở kho: Thủ kho mở Thẻ kho để theo dõi chi tiết về số lượng cho từng loại thành phẩm. Mỗi thành phẩm được mở một Thẻ kho. Hàng ngày, căn cứ vào Phiếu nhập kho (PNK) do bộ phận kế hoạch sản xuất thành phẩm lập: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho do người nhận hàng mang tới, Hoá đơn GTGT; thủ kho kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ nhập, xuất để ghi số lượng nhập, xuất vào Thẻ kho. Thẻ kho mà công ty sử dụng là những tờ sổ rời, hoặc một số tờ theo dõi từng loại thành phẩm. Mỗi chứng từ nhập, xuất được ghi vào một dòng trên thẻ kho. Cuối ngày thủ kho cộng Thẻ kho để tính lượng nhập-xuất-tồn kho cho từng loại thành phẩm. Sau khi đã ghi vào Thẻ kho, toàn bộ chứng từ nhập, xuất được chuyển cho kế toán thành phẩm để ghi sổ chi tiết thành phẩm.

+Ở phòng kế toán: Định kỳ 3-5 ngày kế toán xuống kho kiểm tra đối chiếu số liệu trên Thẻ kho với số liệu ghi trên các chứng từ kế toán và nhận các chứng từ nhập, xuất đã được phân loại theo từng loại thành phẩm để làm căn cứ ghi sổ chi tiết thành phẩm. Sổ chi tiết thành phẩm được lập dưới dạng Bảng chi tiết doanh thu-chi phí-lãi lỗ. Bảng này mở để theo dõi chi tiết tình hình nhập-xuất-tồn của từng loại thành phẩm, từng nhóm thành phẩm trong

một tháng. Mỗi loại thành phẩm được theo dõi trên một dòng tương ứng với một Thẻ kho, sắp xếp theo nhóm riêng (nhóm hàng hợp đồng, nhóm Máy công cụ, nhóm chi tiết máy,...)

Thành phẩm sản xuất ra với chất lượng đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và mang lại lợi nhuận cao cho công ty luôn là cái đích mà các doanh nghiệp hướng tới. Do đó, song song với việc sản xuất ra thành phẩm, việc quản lý thành phẩm cũng là yêu cầu và là trách nhiệm của các bộ phận có liên quan. Vì vậy chi phí quản lý là một khoản mục chiếm tỷ trọng khá lớn trong việc tính toán giá thành sản phẩm. Dưới đây là bảng tổng hợp chi phí một loại sản phẩm của Nhà máy trong quý 4 năm 2012, cụ thể là tại thời điểm tháng 12 năm 2012:

Biểu số 25:

TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN- VINACOMIN

NHÀ MÁY CƠ KHÍ 19-5

Một phần của tài liệu Bao cao to chuc cong tac ke toan tai nha may cơ khi 19 5 (Trang 83 - 85)